Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh
Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh.Tỉ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển và đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975 (ở người lớn có khoảng 1,9 tỉ người bị thừa cân, 650 triệu người bị béo phì, ở trẻ 5 – 19 tuổi có hơn 340 triệu bị thừa cân, béo phì) [1]. Tại Mỹ, hơn một phần ba người trưởng thành và 17% thanh thiếu niên bị béo phì (2011 – 2012) [2], trẻ 6 – 12 tuổi bị thừa cân, béo phì ở Mỹ Latinh chiếm cao nhất (20 – 35%), còn ở châu Phi, châu Á và Đông Địa Trung Hải tỉ lệ này thấp hơn, thường dưới 15% [3]. Việt Nam sau 10 năm (2000 và 2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực thành thị tăng gấp 6 lần, khu vực nông thôn tăng gấp 4 lần, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi khu vực thành thị nói chung là 19,8%, ở các thành phố trực thuộc Trung ương là 31,9% [4].
Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo, giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống/sinh hoạt không hợp lý và đô thị hóa… là những yếu tố nguy cơ đối với thừa cân, béo phì [1], [5], [6].
Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành [7] ảnh hưởng tới sức khỏe, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch, ĐTĐ tuýp 2, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ…) [8], [9], [10], dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. Điều trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả nhưng có thể phòng ngừa, do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế [10].
Tuổi học đường và giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực nhanh và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này.
Bắc Ninh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du nhập thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực đã dẫn đến gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì. Đến nay, chưa có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Ninh. Trong khi đó, nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này tại các thành phố khác và công bố số liệu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì rất hiệu quả như: Trần Thị Phúc Nguyệt, Trần Thị Xuân Ngọc [11], [12]. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh là như thế nào và có gì khác biệt so với các thành phố khác? Để có dữ liệu khoa học đề xuất các giải pháp giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh”. Với ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.
3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh.
MỤC LỤC Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của học sinh tiểu học 3
1.1.2. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học 5
1.2. Khái niệm và cơ chế bệnh sinh thừa cân, béo phì 7
1.2.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì 7
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì 9
1.3. Dịch tễ học thừa cân, béo phì 14
1.3.1. Tình hình thế giới 14
1.3.2. Tình hình ở Việt Nam 18
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo 19
1.4.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì 19
1.4.2. Một số bệnh kèm theo thừa cân, béo phì 27
1.5. Các giải pháp can thiệp để phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em 34
1.5.1. Biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống 36
1.5.2. Biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Thời gian nghiên cứu. 42
2.3. Địa điểm nghiên cứu 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu 43
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 43
2.5. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu 46
2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu 46
2.5.2. Các biến số trong nghiên cứu 47
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá 47
2.6.1. Tuổi 47
2.6.2. Các chỉ số nhân trắc 48
2.6.3. Thu thập số liệu về huyết áp 49
2.6.4. Thu thập khẩu phần 24h 50
2.6.5. Thu thập số liệu về hoạt động thể lực 52
2.6.6. Thu thập số liệu về chất lượng cuộc sống 54
2.6.7. Thu thập số liệu xét nghiệm Lipid, đường máu, siêu âm gan và hội chứng chuyển hóa 54
2.6.8. Các bệnh kèm theo 55
2.7. Mô hình can thiệp 55
2.7.1. Truyền thông 56
2.7.2. Hướng dẫn thực hành ăn uống hợp lý 57
2.7.3. Hướng dẫn thực hành hoạt động thể lực 58
2.7.4. Kiểm tra, giám sát 59
2.7.5. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp 60
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 61
2.8.1. Các biện pháp khống chế sai số 61
2.8.2. Xử lý và phân tích số liệu 62
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 63
2.10. Tổ chức thực hiện 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh 66
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh 70
3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp 88
Chương 4: BÀN LUẬN 99
4.1. Về tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh 99
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh 103
4.2.1. Mối liên quan giữa khẩu phần, thói quen ăn uống với thừa cân, béo phì 103
4.2.2. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với thừa cân, béo phì 112
4.2.3. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với thừa cân, béo phì 115
4.2.4. Thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo 122
4.3. Đánh giá hiệu quả của một số các giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh 129
4.3.1. Thay đổi khẩu phần, thói quen ăn uống của trẻ và thực hành của bà mẹ 129
4.3.2. Thay đổi tình trạng hoạt động thể lực của trẻ 131
4.3.3. Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng 132
4.3.4. Hiệu quả của các giải pháp can thiệp lên tình trạng TCBP 132
KẾT LUẬN 137
KHUYẾN NGHỊ 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính của các chất sinh năng lượng 11
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của lối sống hiện đại đối với hoạt động thể lực 23
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường và giới 66
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu 67
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khẩu phần với TCBP 70
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua với TCBP 71
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TCBP 72
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa một số thực phẩm ưa thích của trẻ với TCBP 73
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực trong 7 ngày qua với TCBP 74
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực ở trường trong tuần qua với TCBP 75
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua với TCBP 76
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với TCBP 76
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế của hộ gia đình với TCBP 77
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình với TCBP 78
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm hộ gia đình với TCBP 79
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ với TCBP 80
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa quan điểm của bà mẹ về cân nặng và hình dáng với TCBP 81
Bảng 3.16. Kết quả phân tích đa biến mô hình logistics các yếu tố nguy cơ của TCBP 82
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với các nhóm yếu tố đánh giá CLCS 85
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS theo các nhóm yếu tố đánh giá CLCS với BMI 87
Bảng 3.19. Đặc điểm chung của 2 nhóm trước khi can thiệp 88
Bảng 3.20. Thay đổi thực hành dự trữ thực phẩm của các bà mẹ sau CT 88
Bảng 3.21. Thay đổi về thói quen ăn uống sau can thiệp 89
Bảng 3.22. Sự thay đổi khẩu phần sau can thiệp 89
Bảng 3.23. Thay đổi sức bền, sức nhanh sau can thiệp 90
Bảng 3.24. Thay đổi sức bền, sức nhanh của nhóm can thiệp sau 60 tuần 92
Bảng 3.25. Số trẻ kiểm tra hoạt động thể lực đạt yêu cầu sau can thiệp 93
Bảng 3.26. Sự thay chỉ số nhân trắc của 2 nhóm sau can thiệp 94
Bảng 3.27. Sự thay đổi chỉ số nhân trắc của nhóm can thiệp sau 60 tuần 95
Bảng 3.28. Thay đổi về các chỉ tiêu cận lâm sàng sau can thiệp 96
Bảng 3.29. Thay đổi tỉ lệ TCBP sau can thiệp 97
Bảng 3.30. Thay đổi tỉ lệ TCBP của nhóm can thiệp sau 60 tuần 98
Bảng 3.31. Hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp đối với TCBP 98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 67
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu theo trường 68
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỉ lệ TCBP theo khu vực 68
Biểu đồ 3.4. Tình trạng TCBP theo tuổi và giới 69
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số chỉ số sinh hóa máu 82
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với THA, Gan nhiễm mỡ, HCCH 83
Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số bệnh thường gặp ở học sinh 84
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan TCBP với điểm trung bình chất lượng cuộc sống 84
Biểu đồ 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với trung bình điểm của từng mục của bảng hỏi AUQUEI 86
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS với BMI 87
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi về các chỉ tiêu CLS của nhóm can thiệp sau 60 tuần 96
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm (2018). Thưc trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, tập 28, số 6, trang 116-124.
2. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm (2018). Chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học béo phì tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, tập 28, số 8, trang 21-28.
3. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm (2019). Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp làm giảm thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018. Tạp chí Y học dự phòng, tập 29, số 5, trang 23-34.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com