Thực trạng thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em các trường mầm non tại thành phố Thái Nguyên

Thực trạng thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em các trường mầm non tại thành phố Thái Nguyên

Luận văn Thực trạng thừa cân-béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em các trường mầm non tại thành phố Thái Nguyên.Thừa cân, béo phì (TC, BP) đang nổi lên như một vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Tăng cân quá mức ở trẻ em và thanh thiếu niên có khả năng dẫn đến thừa cân và béo phì suốt đời. Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn cơ xương và ảnh hưởng tâm lý của trẻ… [33], [62], [68]. 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2016 thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân chiếm 39%, trong số đó hơn 650 triệu người bị béo phì. Ước tính có 39 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5 – 19 tuổi bị thừa cân, béo phì [68]. Tại Việt Nam, tỷ lệ TC, BP có xu hướng tăng nhanh trong nhũng năm qua đặc biệt là ở khu vực thành phố. Ngày 22 tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có đưa ra chỉ tiêu: Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020 [20]. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em dưới 5 tuổi là 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%) và đã vượt mức khống chế 5% được đặt ra trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [24]. 


“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ em không chỉ là mối quan tâm của từng gia đình mà là mối quan tâm của toàn xã hội để có một thế hệ có thể chất và trí tuệ tốt. Tuổi học đường là giai đoạn rất quan trọng, trẻ tăng trưởng nhanh về thể lực, phát triển giới tính, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách, giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này, khoảng 75% các trường hợp TCBP ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành. Do đó nghiên cứu về TCBP ở trẻ em lứa tuổi mầm non rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này [12]. 
Thành phố Thái Nguyên với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển nhanh của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói quen ăn uống của người dân, trẻ em tuổi học đường là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong xã hội. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ TC, BP ở đối tượng học sinh tiểu học, trung học sơ sở và người trưởng thành tại Thái Nguyên cũng như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác [7], [15], [16]. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng TC, BP ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em các trường mầm non tại thành phố Thái Nguyên” nhằm tìm hiểu về tỉ lệ mắc và yếu tố nào ảnh hưởng đến thừa cân béo phì ở trẻ em lứa tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên nhằm tìm ra các biện pháp phòng và điều trị kịp thời góp phần giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em 24 – 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thừa cân – béo phì ở trẻ em 24 – 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên năm 2021.

 

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN    1
LỜI CẢM ƠN    2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Định nghĩa thừa cân, béo phì    4
1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì    4
1.3. Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em     7
1.4. Sinh lý bệnh    8
1.5. Phân loại béo phì    9
1.6. Chẩn đoán phân biệt thừa cân, béo phì     11
1.7. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em    11
1.8. Hậu quả của thừa cân, béo phì đối với sức khoẻ trẻ em    13
1.9. Điều trị bệnh béo phì    16
1.10. Thực trạng nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam    18
1.11. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em    22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    28
2.1. Đối tượng nghiên cứu    28
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu    28
2.3. Phương pháp nghiên cứu    28
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu    29
2.5. Các biến số/chỉ số nghiên cứu    31
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá    35
2.8. Xử lý và phân tích số liệu    36
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu    37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    38
3.2. Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 24 – 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên    40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em    44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    51
KẾT LUẬN    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO    63
PHỤ LỤC     72

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ thừa cân và béo phì vùng (>2SD CN/CC trùng bình) ở trẻ em trong độ tuổi từ 0-5 tuổi theo Liên hợp quốc từ năm 1990 – 2020     24
Bảng 1.2. Tỷ lệ TC, BP năm 2000-2011 ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi tại Việt Nam     25
Bảng 1.3. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score    26
Bảng 1.4. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score     26
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu    48
Bảng 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của trẻ    54
Bảng 3.2. Thông tin cha, mẹ của trẻ tham gia trả lời phỏng vấn    55
Bảng 3.3. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ theo nhóm tuổi    56
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ    57
Bảng 3.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ    57
Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo tuổi    58
Bảng 3.7. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo giới    58
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú    59
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập của gia đình hàng tháng và TC, BP    59
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, số con trong gia đình và thứ tự con và TC, BP    60
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa chỉ số BMI của cha mẹ  và TC, BP ở trẻ    61
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống TC, BP của cha/mẹ trẻ và TC, BP ở trẻ    61
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa loại sữa bé sử dụng và thời gian sử dụng sữa của trẻ với TC, BP    62
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với TC, BP    63
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm khi ăn và trước khi ngủ của trẻ với TC, BP    64
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương tiện đưa đón trẻ và TC, BP    64
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian chơi điện tử của trẻ và TC, BP    65
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian xem TV/Ipad của trẻ và TC, BP    65
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ của trẻ và TC, BP    65

https://thuvieny.com/thuc-trang-thua-can-beo-phi-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-tre-em/

Leave a Comment