Thực trạng thừa cân, béo phì, yếu tố nguy cơ và tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội

Thực trạng thừa cân, béo phì, yếu tố nguy cơ và tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng thừa cân, béo phì, yếu tố nguy cơ và tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội. Thừa cân, béo phì (TCBP) là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong mô mỡ của cơ thể đến mức sức khỏe bị suy giảm [222]. Trong những năm gần đây, TCBP đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các lứa tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Năm 2015 đã có 107,7 triệu (98,7 – 118,4), tương ứng với 5% trẻ em lứa tuổi 5-19 bị béo phì trên toàn thế giới [58]. Theo báo cáo của Liên đoàn Béo phì Thế giới, tính đến năm 2020 đã có 175 triệu trẻ em độ tuổi 5-19 mắc béo phì, và ước tính sẽ tăng lên 383 triệu vào năm 2035 [225]. Tại Việt Nam, trong khi tình trạng thiếu dinh dưỡng có xu hướng giảm đi, thì tình trạng thừa dinh dưỡng lại gia tăng nhanh khiến gánh nặng dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về TCBP [38, 40]. Theo Tổng điều tra dinh dưỡng Quốc gia 2019 – 2020, tỷ lệ TCPB lứa tuổi 5-19 đã tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020, trong đó cao nhất ở khu vực thành thị (26,8%) [54].


Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc TCBP ở trẻ em, nhất là lứa tuổi 11-14 tuổi, lứa tuổi vị thành niên. Học sinh nhóm tuổi này đang ở giai đoạn phát triển thể chất quan trọng, với nhu cầu dinh dưỡng cao. Đây cũng là giaiđoạn chuyển tiếp đáng chú ý trong nhận thức khi trẻ có xu hướng tự tìm hiểu, tự ra quyết định các vấn đề liên quan, nên dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài lên sự định hình các hành vi có lợi hay bất lợi cho sức khỏe [29, 41]. Dinh dưỡng không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực (HĐTL) là những hành vi bất lợi có thể dẫn đến tình trạng TCBP. Theo Davision và Birch, trong mô hình các yếu tố nguy cơ của TCBP, các hành vi này thuộc nhóm các yếu tố nội tại của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng chịu tác động từ môi trường gia đình như thực hành chăm sóc của cha mẹ hay môi trường học đường (quan hệ bạn bè, các chương trình giáo dục sức khỏe) [88].2
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ đã được biết, hơn 15 năm trở lại đây, nhiều bằng chứng phát hiện vai trò quan trọng của một yếu tố nguy cơ khác với những thay đổi của nó có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc TCBP, đó chính là vi khuẩn chí đường ruột [83]. Theo nghiên cứu của Ley và cộng sự năm 2006 hay của Turnbaugh và cộng sự năm 2009, người béo phì có sự thay đổi đáng chú ý tỷ trọng một số ngành vi khuẩn chí như Bacteroidetes, hay Firmicutes so với người có tình trạng dinh dưỡng bình thường [141, 210]. Vai trò của vi khuẩn chí đường ruột tiếp tục được nhiều nghiên cứu tiếp theo nhấn mạnh như chìa khóa giải mã cơ chế hình thành TCBP thông qua các tác động lên cấu tạo, hoạt động của nhu mô ruột và quá trình chuyển hóa carbohydrate, thủy phân protein, và hấp thụ năng lượng tại hệ tiêu hóa [72, 83, 93].
Thành phố Hà Nội những năm qua vẫn đang chứng kiến sự gia tăng nhanh của tình trạng TCBP ở trẻ em, trong khi các hoạt động phòng chống TCBP vẫn đang có nhiều thách thức. Với mục tiêu cung cấp các bằng chứng cập nhật về thực trạng TCBP ở trẻ em lứa tuổi vị thành niên, mà cụ thể là nhóm 11-14 tuổi và đưa ra giải đáp phần nào cho các câu hỏi liên quan yếu tố nguy cơ của béo phì, bao gồm sự thay đổi trong tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở nhóm tuổi này, luận án “Thực trạng thừa cân, béo phì, yếu tố nguy cơ và tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội” được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của béo phì ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2018.
3. So sánh tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột giữa học sinh trung học cơ sở mắc béo phì và học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường tại thành phố Hà Nội, 2018 – 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. Khái niệm, phương pháp đánh giá – phân loại và tác động của
thừa cân, béo phì tới sức khỏe …………………………………………………….. 3
1.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi vị thành niên trên thế giới và Việt
Nam…………………………………………………………………………………………. 7
1.3. Yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ em lứa tuổi đi học: nghiên cứu trên
thế giới và tại Việt Nam……………………………………………………………. 15
1.4. Vi khuẩn đường ruột và thừa cân, béo phì…………………………………… 31
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu………………………………………………………. 42
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………. 43
2.1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học
cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2017 ………………………………………… 43
2.2. Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố nguy cơ của béo phì ở học sinh
trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2018 ………………………….. 49
2.3. Mục tiêu 3: So sánh tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột
giữa học sinh trung học cơ sở mắc béo phì và học sinh có tình trạng
dinh dưỡng bình thường tại thành phố Hà Nội, 2018 – 2019 …………. 52
2.4. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………….. 55
2.5. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá …………………………………………. 56
2.6. Tổ chức thực hiện ……………………………………………………………………. 58
2.7. Quản lý và phân tích số liệu………………………………………………………. 60v
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………. 64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ……………………………………………………………………. 66
3.1. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố
Hà Nội năm 2017 …………………………………………………………………….. 67
3.2. Một số yếu tố nguy cơ béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành
phố Hà Nội năm 2018………………………………………………………………. 78
3.3. So sánh tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột giữa học
sinh trung học cơ sở mắc béo phì và học sinh có tình trạng dinh dưỡng
bình thường tại thành phố Hà Nội, 2018 – 2019…………………………… 96
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………… 105
4.1. Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố
Hà Nội năm 2017 …………………………………………………………………… 105
4.2. Một số yếu tố nguy cơ béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành
phố Hà Nội năm 2018…………………………………………………………….. 111
4.3. So sánh tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột giữa học
sinh trung học cơ sở mắc béo phì và học sinh có tình trạng dinh dưỡng
bình thường tại thành phố Hà Nội, 2018 – 2019…………………………. 132
4.4. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………….. 135
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 137
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ ………………………………………………………………………………………. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….. 141vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo chỉ số Z-Score BMI theo
tuổi ở trẻ em từ 10 – 19 tuổi …………………………………………………………………… 5
Bảng 1.2. Tổng hợp một số nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em 11 –
14 tuổi tại Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2023…………………………………………… 13
Bảng 1.3. Tóm tắt một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa một vài
yếu tố nguy cơ phổ biến và tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam. 28
Bảng 1.4. Tóm tắt sự thay đổi về tỷ trọng của một số vi khuẩn chí đường ruột
ở người béo phì so với người có tình trạng dinh dưỡng bình thường…………. 39
Bảng 2.1. Trình tự mồi sử dụng cho phản ứng qPCR………………………………. 54
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, khu vực ……………. 67
Bảng 3.2. Cân nặng trung bình của học sinh trung học cơ sở
theo tuổi, giới, khu vực ……………………………………………………………………….. 68
Bảng 3.3. Chiều cao trung bình của học sinh trung học cơ sở…………………… 69
Bảng 3.4. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở
tại thành phố Hà Nội theo tuổi và giới năm 2017……………………………………. 74
Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở
tại nội thành Hà Nội theo tuổi và giới, năm 2017……………………………………. 75
Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại ngoại thành
Hà Nội theo tuổi và giới, năm 2017………………………………………………………. 77
Bảng 3.7. Kiến thức học sinh về dinh dưỡng và thừa cân, béo phì của
học sinh trung học cơ sở 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội ……………………….. 79
Bảng 3.8. Số bữa ăn, tần suất, thời gian ăn và nguy cơ béo phì ở nhóm học
sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội…………………………………………………….. 81vii
Bảng 3.9. Cảm giác, thói quen ăn uống và nguy cơ béo phì ở nhóm học sinh
11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội……………………………………………………………. 82
Bảng 3.10. Thói quen ăn/uống một số đồ ăn và nguy cơ béo phì ở nhóm học
sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội…………………………………………………….. 83
Bảng 3.11. Kiến thức học sinh về hoạt động thể lực của học sinh béo phì và
học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường nhóm tuổi 11-14 tuổi tại thành
phố Hà Nội ………………………………………………………………………………………… 84
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hoạt động thường làm tại trường vào giờ
ra chơi và nguy cơ béo phì ở học sinh lứa tuổi 11-14 tại thành phố Hà Nội.. 85
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa hoạt động thường làm tại nhà vào ngày thường
và nguy cơ béo phì ở học sinh lứa tuổi 11-14 tại thành phố Hà Nội ………….. 86
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa hoạt động thường làm tại nhà vào ngày cuối
tuần và nguy cơ béo phì ở học sinh lứa tuổi 11-14 tại thành phố Hà Nội …… 87
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tham gia một số hoạt động thể lực vừa và nặng
và nguy cơ béo phì ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội ……………….. 88
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tham gia một số hoạt động thể lực nhẹ
hàng ngày và nguy cơ béo phì ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội… 89
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian tham gia hoạt động tĩnh >120
phút/ngày vào ngày thường và nguy cơ béo phì ở học sinh 11-14 tuổi
tại thành phố Hà Nội …………………………………………………………………………… 90
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian tham gia hoạt động tĩnh
>120 phút/ngày vào cuối tuần và nguy cơ béo phì ở học sinh 11-14 tuổi
tại thành phố Hà Nội …………………………………………………………………………… 91
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ trưa và ngủ tối và nguy cơ béo
phì ở học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội………………………………………. 93
Bảng 3.20. Thực hành chăm sóc trẻ của cha/mẹ (qua nhận định của trẻ) và
nguy cơ béo phì ở nhóm học sinh lứa tuổi 11-14 tại thành phố Hà Nội……… 94viii
Bảng 3.21. Kết quả phân tích đa biến mô hình logistics các yếu tố nguy cơ
béo phì ở nhóm học sinh lứa tuổi 11-14 tại thành phố Hà Nội………………….. 95
Bảng 3.22. Một vài đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được lấy mẫu
so sánh tỷ trọng một số ngành hệ vi khuẩn đường ruột ……………………………. 96
Bảng 3.23. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột
giữa hai nhóm béo phì và nhóm chứng, học sinh 11-14 tuổi tại thành phố Hà
Nội……………………………………………………………………………………………………. 97
Bảng 3.24. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 11-14 tuổi tại nội thành, thành phố Hà Nội……………………………….. 98
Bảng 3.25. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 11-14 tuổi tại ngoại thành, thành phố Hà Nội ……………………………. 99
Bảng 3.26. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh nam, 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội ………………………………………. 99
Bảng 3.27. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh nữ, 11-14 tuổi tại thành phố Hà Nội……………………………………….. 100
Bảng 3.28. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 11 tuổi tại thành phố Hà Nội …………………………………………………. 101
Bảng 3.29. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 12 tuổi tại thành phố Hà Nội …………………………………………………. 102
Bảng 3.30. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 13 tuổi tại thành phố Hà Nội …………………………………………………. 102
Bảng 3.31. Tỷ trọng trung bình của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở
học sinh 14 tuổi tại thành phố Hà Nội …………………………………………………. 103ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở lứa tuổi
11 – 14 tại thành phố Hà Nội theo khu vực, năm 2017…………………………….. 71
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở
tại thành phố Hà Nội theo tuổi, năm 2017 ……………………………………………… 72
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở
tại thành phố Hà Nội theo giới, năm 2017……………………………………………… 73
Biểu đồ 3.4. Các lý do chính liên quan thay đổi chế độ ăn ở học sinh nhóm
11-14 tuổi tại Hà Nội…………………………………………………………………………… 8

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment