THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TẠI HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM NĂM 2022
THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TẠI HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM NĂM 2022
Trần Thị Lệ Kiều1, Nguyễn Ngọc Bích2
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
2 Trường Đại học Y tế Công cộng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được triển khai nhằm mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của trẻ dưới 12 tháng tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum năm 2022 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang trên đối tượng là 531 bà mẹ/người nuôi dưỡng trực tiếp của trẻ từ 12-23 tháng tuổi và trẻ dưới 12 tháng tuổi đang sinh sống tại huyện Kon Rẫy Tỉnh Kon Tum. Kết quả: tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin là 94,5%. Tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm đầy đủ, đúng lịch là 18,3%. Các yếu tố liên quan được tìm thấy bao gồm nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân, nơi ở; số lần trẻ bị ốm, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, gia đình ủng hộ, gia đình nhắc nhở đưa con đi tiêm chủng. Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như tăng cường truyền thông về tiêm chủng cho người dân; kết nối các nguồn lực cộng đồng.
Tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng trong thanh toán và phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến ở trẻ em. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho trẻ em và còn mang lại lợiích to lớn đối với xã hội. Tại Việt Nam, từ khi chương trìnhtiêm chủng mở rộng được triển khai năm 1985 đến nay đã đạt được những thành tích to lớn như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh năm 2005 và tiến tới loại trừ bệnh sởi, khống chế Viêm gan B (1). Theo số liệu của điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ MICS Việt Nam 2014, có 75,6% trẻ em từ 12-23 tháng tuổi ở nước ta được tiêm chủng đầy đủ. Trong đó, tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B sơ sinh đạt thấp nhất 78,5%; thấp thứ hai là vắc xin phòng sởi 86,2%. Có 1,5% trẻ em từ 12-23 tháng tuổi không được tiêm chủng (2).Huyện Kon Rẫy là huyện có số đồng bào dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ tương đối cao, có nền văn hoá cổ truyền đa dạng, phong phú, đặc trưng cho bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Toàn huyện có 6 trạm y tế và 1 phòng khám đa khoa khu vực. Thực hiện Nghị Quyết 36/2020/NQ-HĐND(3)đã hạn chế số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo đó, toàn huyện chỉ còn 24/49 cộng tác viên hoạt động trên 4/7 xã, thị trấn. Vì vậy, việc truyềnthông, thông báo, tổ chức thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 12 tháng cũng bị gián đoạn và gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực. Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, hoạt động tổ chức tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tháng lại càng khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu 1.) Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 2.) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêmchủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của trẻ dưới 12 tháng tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum năm 2022
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới 12 tháng, vắc xin, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trần Hiển. Thành quả 25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 2012.
2. MICS Việt Nam 2014. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014. Website: http://wwwgsogovvn. 2014:1-15.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum. Nghị quyết 36/2020/NQ-HĐND quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2020.
4. Hồ Thị Ly Lan. Thực trang tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại phường Tân Lợi thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2020 [Luận văn thạc sĩ y tế công cộng]: Trường Đại học y tế Công cộng; 2020.
5. Phạm Vương Ngọc ĐTPH. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lê tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi tại 3 xã của tỉnh Hà Nam năm 2016. Khoa học điều dưỡng. 2016;2(3):104 -11.
6. Biện Đường Phi. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2017 [Luận văn thạc sĩ y tế công cộng]: Trường Đại học y tế Công cộng; 2017.
7. Lý Thị Thúy Vân và cộng sự. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh năm 2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2020;7(30).
8. Nguyễn Thanh Tùng. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại huyện An Phú tỉnh An Giang năm 2020 [Luận văn thạc sĩ y tế công cộng]: Trường Đại học y tế Công cộng; 2020.
9. Nguyễn Đức Hiền, và cộng sự. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum năm 2016. Sở Y tế tỉnh Kon Tum; 2016.
10.Đỗ Thị Thắm. Thực trạng tiêm chủng ở trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái năm 2017 [Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng]: Trường Đại học y tế Công cộng; 2017.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com