Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức

Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức

Luận văn chuyên khoa 2 Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức.Đầu dưới xương quay (ĐDXQ) là vùng xương xốp, nằm trong giới hạn một đoạn 2 – 2,5cm tính từ mặt khớp cổ tay. Gãy ĐDXQ là loại gãy xương chi trên thường gặp nhất, chiếm 1/6 số ca gãy xương trong cấp cứu [1], [2], 8% tổng số ca gãy xương, 26% các trường hợp gãy xương chi trên, 50% các trường hợp gãy xương cẳng tay. Gãy ĐDXQ gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất gặp ở 2 lứa tuổi: 6 – 10 tuổi và 60 – 69 tuổi [1],[2]. Ở trẻ em, loại gãy này chiếm 25% số ca gãy xương và tỷ lệ này là 18% ở người lớn tuổi. Báo cáo của Kate W. Nellans và cộng sự (2012) tổng kết số liệu trong 40 năm gần đây thì tỷ lệ gãy ĐDXQ có xu hướng  gia tăng, tính riêng năm 2001 tại Mỹ đã có tới hơn 640.000 trường hợp gãy ĐDXQ[3]. Các nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác như: Anh, Thụy Điển, Phần Lan cũng có cùng kết luận tương tự [4], [5], [6]. Theo các tác giả này, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng chấn thương thể thao ở người trẻ cùng với sự già hóa của dân số và gia tăng các hoạt động xã hội ở người lớn tuổi.


Hơn 80 năm qua, các phẫu thuật viên đã cố gắng phân loại gãy ĐDXQ và có rất nhiều hệ thống phân loại gãy ĐDXQ ra đời, nhưng nhìn chung lại có 2 dạng: gãy ngoài khớp và gãy trong khớp. Trong đó, gãy ĐDXQ ngoài khớp khá phổ biến, đặc biệt trong chấn thương năng lượng thấp [7]. Chức năng cổ tay có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động hằng ngày. Gãy ĐDXQ nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề, làm mất hoặc giảm chức năng bàn tay dẫn đến không thực hiện được các động tác linh hoạt, khéo léo trong cuộc sống hàng ngày. Các tổn thương này có thể để lại những tổn thất trầm trọng trong cuộc sống như: một công nhân có thể mất việc làm, một vận động viên không thể tiếp tục thi đấu. Trước kia, nhiều người vẫn quan niệm rằng gãy ĐDXQ là loại gãy xương đơn giản, nhưng hiện nay người ta đã phải thừa nhận rằng đây là những tổn thương phức tạp, có thể để lại di chứng nặng nề, nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, phẫu thuật điều trị gãy ĐDXQ ngày càng được quan tâm và liên tục hoàn thiện[8].
Phẫu thuật điều trị gãy ĐDXQ được Lambotte tiến hành đầu tiên vào năm 1908 bằng cách xuyên 2 kim Kirschner qua mỏm trâm quay cố định ổ gãy. Mặc dù, kết quả báo cáo của Lambotte còn nhiều hạn chế nhưng đã mở ra một hướng mới đối với điều trị gãy ĐDXQ cho tới nay. Từ đó, nhiều phẫu thuật viên trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu để đưa ra rất nhiều các phương pháp điều trị gãy ĐDXQ với chỉ định riêng: nẹp vít, cố định ngoài, xuyên kim[8]. Gần đây, đối với các trường hợp gãy ĐDXQ chỉ định di lệch quá lớn, nắn chỉnh không được thì phương pháp phẫu thuật kết xương bằng nẹp khóa. 
Những năm gần đây với sự phát triển của các phương tiện kết xương mới, vật liệu tốt đã mở ra cơ hội nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân. Nẹp khóa là loại phương tiện kết xương có nhiều ưu điểm về cơ sinh học, đã khắc phục được những hạn chế của nẹp vít thông thường, hạn chế lỏng nẹp vít, chống lún mặt khớp tốt, chống di lệch thứ phát sau mổ, cố định ổ gãy vững, giúp bệnh nhân tập vận động sớm. 
Ở Việt Nam, điều trị phẫu thuật gãy ĐDXQ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các báo cáo về điều trị gãy ĐDXQ bằng phẫu thuật nói chung và bằng nẹp khóa nói riêng còn ít. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức” với 2 mục tiêu sau:
1.    Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết hợp  xương nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức.
2.    Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa tại Bệnh viện Việt Đức.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Giải phẫu đầu dưới xương quay và liên quan    3
1.1.1. Đầu dưới xương quay    3
1.1.2. Giải phẫu liên quan    5
1.2. Chẩn đoán và điều trị gãy đầu dưới xương quay    6
1.2.1. Khái niệm gãy đầu dưới xương quay    6
1.2.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu gãy đầu dưới xương quay    6
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế gãy đầu dưới xương quay    7
1.2.4. Triệu chứng thực thể và lâm sàng    7
1.2.6. Sinh lý liền xương    11
1.2.7. Điều trị gãy đầu dưới xương quay    16
1.2.8. Biến chứng    21
1.2.9. Đánh giá kết quả    23
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước    28
1.3.1. Trên thế giới    28
1.3.2. Ở Việt Nam    29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1. Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    32
2.3. Phương pháp nghiên cứu    33
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu    33
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hồi cứu    33
2.3.3. Nghiên cứu tiến cứu    33
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu    34
2.5. Điều trị    34
2.6. Phương pháp thu thập số liệu    41
2.7. Đạo đức nghiên cứu    41
CHƯƠNG 3:  KẾT QUẢ    42
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    42
3.1.1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu    42
3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    43
3.1.3. Nguyên nhân chấn thương    44
3.1.4. Đặc điểm phân bố tổn thương    44
3.1.5. Đặc điểm phỏng nước    45
3.1.6. Phân loại gãy theo AO    45
3.1.7. Tổn thương phối hợp    46
3.2. Kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa    46
3.2.1. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy    47
3.2.2. Tình hình hồi phục xương về vị trí giải phẫu    48
3.2.3. Tình trạng vết mổ    48
3.2.4. Kết quả Xquang sau mổ    49
3.2.5. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng    50
3.2.6. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney    50
3.2.7. Kết quả phục hồi chức năng sau 6 tháng    51
3.2.8. Biến chứng sau mổ 6 tháng    53
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa    54

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    58
4.1.1. Tuổi, giới và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    58
4.1.2. Nguyên nhân chấn thương    59
4.1.3. Đặc điểm phân bố tổn thương    60
4.1.4. Đặc điểm phỏng nước    61
4.1.5. Phân loại gãy theo AO    61
4.1.6. Tổn thương phối hợp    62
4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa    62
4.2.1. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và hồi phục xương về vị trí giải phẫu    62
4.2.2. Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật    63
4.2.3. Kết quả Xquang sau mổ    63
4.2.4. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng    64
4.2.5. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney    64
4.2.6. Tình trạng đau sau mổ    64
4.2.7. Kết quả hồi phục chức năng sau 6 tháng    65
4.2.8. Biến chứng sau mổ    67
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa    67
KẾT LUẬN    70
KHUYẾN NGHỊ    72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đánh giá kết quả nắn gãy đầu dưới xương quay theo JL Haasvà JY de la Caffinière    24
Bảng 1.2. Hệ thống thang điểm đánh giá chức năng gãy đầu dưới xương quay theo Gartland và Werley 1951 và Sarmiento 1975    25
Bảng 1.3. Hệ thống thang điểm đánh giá chức năng gãy đầu dưới xương quay theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney    26
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới    42
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    43
Bảng 3.3. Nguyên nhân chấn thương    44
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tay thuận và tay gãy    44
Bảng 3.5. Mức độ thiểu dưỡng cổ tay    45
Bảng 3.6. Phân loại gãy theo AO    45
Bảng 3.7. Tổn thương phối hợp    46
Bảng 3.8. Thời gian từ khi gãy xương tới lúc được phẫu thuật    46
Bảng 3.9. Điều trị kháng sinh sau mổ    47
Bảng 3.10. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy    47
Bảng 3.11. Tình hình hồi phục xương    48
Bảng 3.12. Tình trạng vết mổ    48
Bảng 3.13. Đặc điểm các chỉ số Xquang sau mổ    49
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân theo các chỉ số Xquang sau mổ    49
Bảng 3.15. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng    50
Bảng 3.16. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney    50
Bảng 3.17. Tình trạng đau sau mổ    51
Bảng 3.18. Đánh giá phục hồi chức năng chủ quan của bệnh nhân sau 6 tháng    51
Bảng 3.19. Đánh giá phục hồi chức năng khách quan của bệnh nhân sau 6 tháng    52
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tập phục hồi chức năng    52
Bảng 3.21. Biến chứng sau mổ    53
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa giới tính và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa loại gãy xương phân loại theo AO và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tình hình phục hồi xương về vị trí giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    55
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian từ lúc gãy xương đến khi mổ và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    56
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và thời gian từ khi gãy xương đến khi phẫu thuật    57
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kết quả tập phục hồi chức năng và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    57

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Giải phẫu mặt trước đầu dưới xương quay    3
Hình 1.2. Giải phẫu mặt sau đầu dưới xương quay    4
Hình 1.3. Giải phẫu mặt khớp đầu dưới xương quay    4
Hình 1.4. Giải phẫu dây chằng cổ tay    5
Hình 1.5. Trục và góc giữa các mốc giải phẫu trên X quang cổ tay bình thường    9
Hình 1.6. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO    11
Hình 1.7. Cấu tạo của hệ nẹp khóa    19
Hình 1.8. Cơ chế tác dụng của nẹp khóa    19
Hình 1.9. Kết cấu Nẹp-Vít-Xương khác nhau giữa nẹp thường và nẹp khóa    20
Hình 1.10. Nẹp khóa đầu dưới xương quay chữ T chéo    21
Hình 2.1. Tư thế bệnh nhân trên bàn mổ và nẹp vít khóa    35
Hình 2.2. Đường mổ ở mặt trước cổ tay    36
Hình 2.3. Nắn chỉnh ổ gãy đặt nẹp và khoan có ống định hướng    36
Hình 2.4. Đặt nẹp và bắt ví hoàn chỉnh    37
Hình 2.5. Thì đóng da và kết quả XQ sau mổ 1 ngày    37
Hình 2.6. Thước đo tầm vận động    40
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới    42
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    43
Bảng 3.3. Nguyên nhân chấn thương    44
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tay thuận và tay gãy    44
Bảng 3.5. Mức độ thiểu dưỡng cổ tay    45
Bảng 3.6. Phân loại gãy theo AO    45
Bảng 3.7. Tổn thương phối hợp    46
Bảng 3.8. Thời gian từ khi gãy xương tới lúc được phẫu thuật    46
Bảng 3.9. Điều trị kháng sinh sau mổ    47
Bảng 3.10. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy    47
Bảng 3.11. Tình hình hồi phục xương    48
Bảng 3.12. Tình trạng vết mổ    48
Bảng 3.13. Đặc điểm các chỉ số Xquang sau mổ    49
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân theo các chỉ số Xquang sau mổ    49
Bảng 3.15. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng    50
Bảng 3.16. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney    50
Bảng 3.17. Tình trạng đau sau mổ    51
Bảng 3.18. Đánh giá phục hồi chức năng chủ quan của bệnh nhân sau 6 tháng    51
Bảng 3.19. Đánh giá phục hồi chức năng khách quan của bệnh nhân sau 6 tháng    52
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tập phục hồi chức năng    52
Bảng 3.21. Biến chứng sau mổ    53
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa giới tính và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa loại gãy xương phân loại theo AO và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    54
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tình hình phục hồi xương về vị trí giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    55
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian từ lúc gãy xương đến khi mổ và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    56
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và thời gian từ khi gãy xương đến khi phẫu thuật    57
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kết quả tập phục hồi chức năng và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay    57

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment