Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Luận án Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội.Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân đứng thứ nhất về gánh nặng bệnh tật cho y tế toàn cầu [2]. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới [3]. Phụ nữ mang thai và sinh con có nguy cơ mắc trầm cảm cao [4]. Trên thế giới, trầm cảm ở phụ nữ mang thai (PNMT) và sau sinh là khá phổ biến, tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai là 12,0% [5] và sau sinh là 13,0% [6]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trầm cảm trong mang thai có liên quan đến sinh non, sinh nhẹ cân [7], [8]. Trầm cảm đối với PNMT nếu không được phát hiện và điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và tính cách của trẻ trong tương lai [9], [10]. Bà mẹ bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt [11]. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ [12]. Một trong các nguyên nhân chính làm cho hậu quả của trầm cảm trở nên trầm trọng, đó là phụ nữ thường thiếu kiến thức để nhận biết triệu chứng của bệnh trầm cảm và không tìm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm [13], [14].

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu tổng hợp các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trầm cảm trong khi mang thai bao gồm có thai ngoài ý muốn, thiếu sự hỗ trợ xã hội, tiền sử thai chết lưu, tiền sử lo âu và trầm cảm [15], [16]. Một số nghiên cứu khác tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh bao gồm yếu tố di truyền, trình độ học vấn thấp, nghèo đói, thu nhập thấp, thất nghiệp, thiếu sự hỗ trợ xã hội, thiếu hỗ trợ của chồng/bạn tình, các sự kiện cuộc sống căng thẳng, bạo lực gia đình… [17], [18]. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng hợp và hệ thống các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trầm cảm trong mang thai và sau sinh, cũng như hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm có rất ít. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào từng mảng riêng biệt hoặc trầm cảm mang thai [16] hoặc trầm cảm sau sinh [13].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trầm cảm sau sinh, tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Huế [19], [20]. Một số khác thực hiện tại Hà Nội nhưng tập trung vào bối cảnh xã hội, niềm tin văn hóa, bạo lực và rối loạn tâm thần [21], [22]. Các nghiên cứu theo dõi dọc về trầm cảm và yếu tố nguy cơ ở phụ nữ từ khi mang thai đến sau sinh cũng như hành vi tìm kiếm dịch vụ chưa được công bố trên các tạp chí nghiên cứu khoa học. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng phụ nữ nên được kiểm tra các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và các triệu chứng trầm cảm từ khi mang thai để có can thiệp thích hợp [13].
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội”, nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về những phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm từ giai đoạn sớm tại cộng đồng và việc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của họ trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, để có thể đề xuất các khuyến nghị thích hợp nhằm cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em trong tương lai. Các mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014-2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
3. Mô tả hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

MỤC LỤC Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu 3
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm 3
1.1.2. Khái niệm về bạo lực do chồng/bạn tình 3
1.2. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm 4
1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 4
1.2.2. Chẩn đoán bằng thang đo trầm cảm 6
1.3. Mức độ phổ biến và gánh nặng bệnh tật của trầm cảm 11
1.4. Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai trên thế giới và Việt Nam 13
1.4.1. Tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai 13
1.4.2. Hậu quả của trầm cảm trong khi mang thai 14
1.4.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai 15
1.5. Trầm cảm sau sinh trên thế giới và Việt Nam 18
1.5.1. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh 18
1.5.2. Hậu quả của trầm cảm sau sinh 22
1.5.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh 23
1.5.4. Hạn chế từ các nghiên cứu 28
1.6. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ khi bị trầm cảm 30
1.6.1. Thực trạng tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ 30
1.6.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ bị trầm cảm 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 37
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu 38
2.3. Thiết kế nghiên cứu 39
2.4. Chọn mẫu nghiên cứu 41
2.4.1. Cỡ mẫu 41
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu 43
2.5. Nội dung, các biến số, chỉ số nghiên cứu 43
2.5.1. Nghiên cứu định lượng 43
2.5.2. Nghiên cứu định tính 47
2.6. Quy trình thu thập thông tin 47
2.6.1. Nghiên cứu định lượng 47
2.6.2. Nghiên cứu định tính 49
2.7. Công cụ thu thập thông tin 50
2.7.1. Nghiên cứu định lượng 50
2.7.2. Nghiên cứu định tính 53
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 54
2.8.1. Nghiên cứu định lượng 54
2.8.2. Nghiên cứu định tính 55
2.9. Sai số và cách khống chế sai số 55
2.9.1. Sai số 55
2.9.2. Một số biện pháp khắc phục sai số 55
2.10.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 60
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 60
3.2. Tỷ lệ và triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh 64
3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh 64
3.2.2. Tỷ lệ mới mắc trầm cảm 65
3.2.3. Các triệu chứng trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 65
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 71
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai 71
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh 77
3.4. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm 84
3.4.1. Thông tin chung của nhóm phụ nữ bị trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 84
3.4.2. Thực trạng hỗ trợ từ phía gia đình và khó khăn trong việc tìm kiếm hỗ trợ ở nhóm phụ nữ có triệu chứng trầm cảm trong mang thai và sau sinh 85
3.4.3. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ khi bị trầm cảm 90
Chương 4: BÀN LUẬN 97
4.1. Đặc điểm của đối tượng không tham gia nghiên cứu 97
4.2. Tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 98
4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai 98
4.2.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh 99
4.2.3. Tỷ lệ mới mắc trầm cảm sau sinh 100
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 101
4.3.1. Yếu tố nhân khẩu học của phụ nữ 101
4.3.2. Hỗ trợ của gia đình đối với phụ nữ mang thai và sau sinh 104
4.3.3. Hành vi bạo lực của chồng đối với phụ nữ 108
4.3.4. Giới tính của trẻ 111
4.3.5. Lo âu trong khi mang thai 112
4.3.6. Tiền sử sinh sản 113
4.3.7. Yếu tố sản khoa 114
4.3.8. Trầm cảm trong khi mang thai 115
4.4. Triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh 116
4.5. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ mang thai và sau sinh: 119
4.6. Một số hạn chế của nghiên cứu 124
4.7. Những đóng góp mới của đề tài 125
KẾT LUẬN 127
KHUYẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp một số thông tin về chuẩn hóa thang đo EPDS trên thế giới và Việt Nam 10
Bảng 1.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Âu theo khu vực thành thị và nông thôn 19
Bảng 1.3. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở các nước Châu Á 20
Bảng 1.4. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam 21
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp phương pháp nghiên cứu 40
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 60
Bảng 3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=20) 61
Bảng 3.3. Đặc điểm về tiền sử sinh sản 62
Bảng 3.4. Hành vi bạo lực do chồng gây ra cho phụ nữ 63
Bảng 3.5. Hỗ trợ của gia đình với phụ nữ mang thai và sau sinh 64
Bảng 3.6. Tỷ lệ phụ nữ mới mắc trầm cảm 65
Bảng 3.7. Các triệu chứng đặc trưng 66
Bảng 3.8. Các triệu chứng phổ biến 68
Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ thể 70
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và trầm cảm trong khi mang thai 71
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi của chồng và trầm cảm trong khi mang thai 72
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố về tiền sử sinh sản và trầm cảm trong khi mang thai 73
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa lo âu trong mang thai và trầm cảm trong khi mang thai 74
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa hỗ trợ của gia đình với trầm cảm trong khi mang thai 74
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp về mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học, bạo lực và yếu tố tiền sử sản khoa và trầm cảm trong khi mang thai 75
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và trầm cảm sau sinh 77
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hành vi của chồng và trầm cảm sau sinh 78
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trầm cảm trong khi mang thai và TCSS 79
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sinh non, hình thức sinh và hỗ trợ của gia đình với trầm cảm sau sinh 80
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp về mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học, hành vi của chồng, yếu tố sản khoa, yếu tố sau sinh với TCSS 81
Bảng 3.21. Đặc điểm của phụ nữ bị trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 84
Bảng 3.22. Hỗ trợ của gia đình với phụ nữ bị trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh 85

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment