THỰC TRẠNG TỰ CHĂM SÓC VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG VỊ XUYÊN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2021

THỰC TRẠNG TỰ CHĂM SÓC VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG VỊ XUYÊN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2021

THỰC TRẠNG TỰ CHĂM SÓC VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG VỊ XUYÊN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2021
Vũ Thị Ngọc Lương1, Nguyễn Văn Dinh1, Nguyễn Sơn Tùng1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả thực trạng tự chăm sóc và xác định các yếu tố liên quan đến nhu câu phục hồi chức năng của người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 NCT của Phường Vị Xuyên Thành phố Nam Định. Kết quả: về khả năng thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: có 52,1% NCT cần sự trợ giúp về ăn uống; 28,4% NCT cần trợ giúp về thay quần áo; 43,5% NCT cần trợ giúp ngồi; 9,1% NCT cần trợ giúp đứng. Ảnh hưởng của giảm khả năng vận động và sinh hoạt lên NCT: 33,1% NCT bị những cảm giác trên làm gián đoạn công việc và 8,1% NCT bị những cảm giác đau khiến không thể ngủ được. Có 49,7% NCT có nhu cầu về PHCN; những người có khó khăn về vận động và những người có khó khăn về hoạt động sinh hoạt hàng ngày có nhu cầu PHCN cao hơn so với những người không với OR lần lượt là 2,16 và 1,24 (p < 0,05). Kết luận: NCT có nguy cơ giảm khả năng về vận động do vậy cần PHCN nhằm giúp giảm bớt những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Tình trạng lão hóa dân số (hay già hóa dân số) đang đạt đến đỉnh điểm trong lịch sử phát triển toàn nhân loại [5]. Tại Việt Nam, tỷ trọng dân  số  từ  65  tuổi  trở  lên  đạt  7,7%  tuy  nhiên đang có xu hướng gia tăng theo từng năm, bên cạnh  đó  chỉ  số  già  hóa  dân  số  năm  2019  là 48,8% tăng 13,3% so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Dự báo đến năm 2040 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “dân số vàng”[3].Tuổi cao có mối quan hệ mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý. Trong năm 2016, trong số 20 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người cao tuổi thì nhồi máu cơ tim xếp ở vị trí đầu tiên với tỷ lệ 13,4% trong tổng số các ca tử vong ở người cao tuổi, xếp ngay sau đó là đột quỵ với 11,8%, tiếp đó là nhiễm  trùng  đường  hô  hấp  và  bệnh  phổi  tắc nghẽn mạn tính với cùng tỷ lệ 5,7% [7]. Do đó, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe nói chung và nhu  cầu  chăm  sóc –phục  hồi  chức  năng  nói riêng  của  người  cao  tuổi  là  rất  cao.  Đặc  biệt trong những năm qua, mô hình chăm sóc sức khỏe  cho  người  cao  tuổi  đang  có  xu  hướng chuyển  dịch  chuyển  dịch  sang  cáchình  thức khám chữa bệnh tại nhà, nên nhu cầu tự chăm sóc bản thân và phục hồi chức năng của người cao tuổi cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính  vì  những  lý  do  trên,  tôi  thực  hiện nghiên cứu đề tài:“Thực trạng tự chăm sóc và nhu cầu phục hồi chức năng của người cao tuổi tại phường Vị Xuyên thành phố Nam Định năm 2021”. Với 2 mục tiêu:mô tả thực trạng tự chăm sóc và xác định các yếu tố liên quan đến nhu câu phục  hồi  chức  năng  của  người  cao  tuổi  tại Phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định năm 2021

Chi tiết bài viết
Từ khóa
người cao tuổi, khả năng vận động, nhu cầu phục hồi chức năng

Tài liệu tham khảo
1. Đặng Đức Nhu, Hoàng Hữu Toản và Trần Văn Tiến (2014), “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện phổi Trung Ương”, Tạp chí Y học dự phòng, 25(3), tr. 100-104. 
2. Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Duy Luật và Hoàng Văn Tân (2013), “Sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã huyện Đông Anh, Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, 23(7), tr. 123-128. 
3. Tổng cục dân số (2019), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment