Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn năm 2017
Luận văn Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn năm 2017.Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, liên quan đến rối loạn chuyển hóa, mang tính chất xã hội, là một trong những bệnh không lây truyền nhưng có tốc độ phát triển nhanh như ung thư, bệnh lý tim mạch và trong đó có 85 – 95% trong tổng số người bệnh đái tháo đường thuộc nhóm đái tháo đường típ 2 [1], [2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF:International Diabetes Federation) trung bình mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường, tương đương số người chết vì bệnh HIV/AIDS. Tính riêng trong năm 2014, toàn thế giới có 387 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và ước tính sẽ tăng đến 592 triệu người năm 2035 [3]. Đái tháo đường trở thành lực cản của sự phát triển và là gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị [4]. Theo ước tính của WHO năm 2012, Việt Nam có khoảng 3,2 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, đứng thứ 7 trong số 39 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương [5]. Dự báo mỗi năm sẽ có thêm 88.000 người mới mắc, đưa tổng số người bệnh ĐTĐ lên 3,42 triệu người vào năm 2030 [6].
Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đồng nghĩa với việc gia tăng hơn nữa tỷ lệ mắc các biến chứng của bệnh, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ tim mạch, nhưng nếu người bệnh tuân thủ điều trị (TTĐT) sẽ giúp duy trì được mức đường huyết tối ưu ổn định, kéo dài tình trạng bệnh chậm biến chứng, kéo dài cuộc sống chất lượng, giảm gánh nặng bệnh tật (kinh tế, tinh thần…) cho bản thân, gia đình và xã hội. Mục tiêu điều trị bệnh là kiểm soát chỉ số glucose máu ở mức độ cho phép để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng, kết hợp dùng thuốc đúng, đủ liều, đều đặn với tích cực thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, giảm cân nếu quá cân, thay đổi thói quen như hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp, định kỳ kiểm tra chỉ số glucose máu [7]. Vì là bệnh mạn tính nên quá trình điều trị ĐTĐ đòi hỏi sự liên tục và suốt cuộc đời từ khi phát hiện bệnh, tuy nhiên chế độ điều trị (CĐĐT) lại khá phức tạp phải phối hợp tuân thủ nhiều chế độ như dinh dưỡng (CĐDD), hoạt động thể lực (HĐTL), chế độ dùng thuốc (CĐDT), kiểm soát đường huyết (KSĐH) và tái khám định kỳ (TKĐK) [8]. Vì vậy, dù biết việc tuân thủ điều trị của người bệnh là cốt lõi cho sự thành công trong điều trị ĐTĐ, thì trên thực tế để người bệnh hiểu biết và duy trì tuân thủ đầy đủ các chế độ điều trị vẫn còn là một thách thức với cả người bệnh và thầy thuốc. Nếu người bệnh ĐTĐ không kiểm soát được glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như mắt, thận, tim, tổn thương mạch máu, bệnh lý bàn chân… và các ảnh hưởng kèm theo là: Gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và có thể tử vong [9].
Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là Bệnh viện đa khoa hạng I, quy mô 550 giường bệnh với đầy đủ các chuyên khoa. Phòng khám Nội tiết bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn được triển khai từ năm 2010, hiện đang quản lý gần 5036 người bệnh ĐTĐ theo chương trình đáo tháo đường quốc gia, trong đó người bệnh ĐTĐ típ 2 là chủ yếu [10], [11]. Tuy bệnh viện đã bố trí 04 bàn khám Nội tiết nhưng số lượng người bệnh đái tháo đường lớn và ngày càng tăng. Qua đánh giá nhanh người bệnh mắc ĐTĐ típ 2 tại Phòng khám Nội tiết cho thấy tình trạng biến chứng của người bệnh đang được đánh giá là cao và xác định là do việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân còn chưa tốt [10], [11].
Vì vậy, để đánh giá thực trạng về tuân thủ điều trị ĐTĐ típ 2 và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang được quản lý tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn năm 2017” với 2 mục tiêu sau :
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn năm 2017.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát về bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Các định nghĩa về bệnh đái tháo đường 3
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường 3
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của đái tháo đường típ 2 4
1.1.4. Dịch tễ học đái tháo đường típ 2 4
1.1.5. Điều trị đái tháo đường típ 2 5
1.2. Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường típ 2 9
1.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị 9
1.2.2. Tuân thủ điều trị ở NBĐTĐ týp 2 10
1.2.3. Cách đo lường tuân thủ điều trị 11
1.2.4. Một số nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị Đái tháo đường típ 2 13
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ 15
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc 15
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ dinh dưỡng 15
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ 16
1.3.4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ hoạt động thể lực 16
1.3.5. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị chung 17
1.4. Một số đặc điểm tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn 17
1.5. Khung lý thuyết về tuân thủ điều trị đái tháo đường típ 2 18
Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu 19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 19
2.5. Biến số và chỉ số 20
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 20
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu 20
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
2.7. Các tiêu chí, thang điểm đánh giá TTĐT của NB ĐTĐ 22
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục 23
2.9.1. Sai số 23
2.10. Hạn chế nghiên cứu 24
2.11. Đạo đức nghiên cứu 24
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 25
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 25
3.1.2. Đặc điểm điều trị bệnh ngoại trú của ĐTNC 26
3.1.3. Đặc điểm cung cấp dịch vụ và hài lòng của người bệnh đối với cán bộ y tế 27
3.2. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân 28
3.2.1. Tuân thủ dùng thuốc theo đơn và hướng dẫn 28
3.2.2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng 30
3.2.3. Tuân thủ kiểm kiểm soát đường huyết 31
3.2.4. Tuân thủ tái khám định kỳ 32
3.2.5. Tuân thủ thực hiện hoạt động thể lực 33
3.2.6. Tuân thủ điều trị chung 34
3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân 35
3.3.1. Tuân thủ điều trị thuốc và một số yếu tố liên quan 35
3.3.2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan 38
3.3.3. Tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và một số yếu tố liên quan 41
3.3.4. Tuân thủ tái khám định kỳ và một số yếu tố liên quan 44
3.3.5. Tuân thủ hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan 47
3.3.6. Tuân thủ điều trị chung và một số yếu tố liên quan 50
Chương 4- BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 53
4.1.2. Đặc điểm điều trị bệnh 54
4.1.3. Đặc điểm cung cấp dịch vụ và hài lòng của người bệnh đối với cán bộ y tế 55
4.2. Tuân thủ điều trị 55
4.2.1. Chế độ dùng thuốc 55
4.2.2. Chế độ dinh dưỡng 56
4.2.3. Chế độ KSĐH 58
4.2.4. Chế độ TKĐK 59
4.2.5. Chế độ HĐTL 60
4.2.6. Tuân thủ điều trị chung 61
4.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị 62
4.3.1. Chế độ dùng thuốc và một số yếu tố liên quan 62
4.3.2. Chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan 63
4.3.3. Chế độ kiểm soát đường huyết và một số yếu tố liên quan 64
4.3.4. Chế độ tái khám định kỳ và một số yếu tố liên quan 65
4.3.5. Chế độ hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan 66
4.3.6. Tuân thủ điều trị chung và một số yếu tố liên quan 66
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số cần kiểm soát trong điều trị ĐTĐ típ 2 6
Bảng 1.2. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị của người bệnh 12
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng 25
Bảng 3.2. Đặc điểm điều trị bệnh ngoại trú của ĐTNC 26
Bảng 3.3. Đặc điểm hài lòng về cán bộ y tế của ĐTNC 27
Bảng 3.4. Chế độ dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.5. Thực trạng quên thuốc của người bệnh 29
Bảng 3.6. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của ĐTNC 30
Bảng 3.7. Quan hệ giữa tự kiểm tra đường huyết và ghi chép 31
Bảng 3.8. Tuân thủ tái khám định kỳ của ĐTNC 32
Bảng 3.9. Tuân thủ thực hiện hoạt động thể lực của ĐTNC 33
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và đặc điểm nhân khẩu học 35
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và đặc điểm điều trị bệnh 36
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố cung cấp DVYT 37
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng chế độ dinh dưỡng và đặc điểm nhân khẩu học 38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng và đặc điểm điều trị bệnh 39
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tuân thủ chế dộ dinh dưỡng và các yếu tố cung cấp DVYT 40
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và đặc điểm nhân khẩu học 41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và đặc điểm điều trị bệnh 42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tuân thủ tự kiểm tra đường huyết và các yếu tố cung cấp DVYT 43
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuân thủ tái khám định kỳ và đặc điểm nhân khẩu học 44
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuân thủ tái khám định kỳ và đặc điểm điều trị bệnh 45
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa tuân thủ tái khám định kỳ và các yếu tố cung cấp DVYT 46
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực và đặc điểm nhân khẩu học 47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực và đặc điểm điều trị bệnh 48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực và các yếu tố cung cấp DVYT 49
Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung và đặc điểm nhân khẩu học 50
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung và đặc điểm điều trị bệnh 51
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung và các yếu tố cung cấp dịch vụ 52
Bảng 3.28. Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan và tuân thủ điều trị chung 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh được CBYT hướng dẫn về các chế độ điều trị 27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh 34
Biểu đồ 3.3. Tuân thủ điều trị của ĐTNC 34
https://thuvieny.com/thuc-trang-tuan-thu-dieu-tri-cua-nguoi-benh-dai-thao-duong-tip-2-duoc-quan-ly-tai-phong-kham-noi-tiet/