Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Lý Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Tuấn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 7 năm 2020 đến hết tháng 7 năm 2021 trên 230 người bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy 39,6% người bệnh tuân thủ điều trị tốt, 20,4% người bệnh tuân thủ điều trị trung bình và 40,0% người bệnh tuân thủ kém. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị của người bệnh.

Tâm thần phân liệtlà một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, mất dần tính hài hòa thống nhất giữa các hoạt động tâm lý và gây chia cắt rời rạc các hoạt động tâm thần.1 Tổ chức Y tế thế giới đã báo cáo người mắc tâm thần phân liệt đã tăng từ 13,1 triệu vào năm 1990 lên 20,9 triệu  trường  hợp  trong  năm  2016.2  Tại  Việt Nam, tỷ lệ người bệnh mắc tâm thần phân liệt từ 0,52 – 0,61%, bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi 18 – 40 tuổi.3 Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh  tâm  thần  phân  liệt  như: Liệu  pháp  hóa dược, liệu pháp sinh học như sốc điện, kích thích từ xuyên sọ, liệu pháp tâm lý, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp huấn luyện các kỹ năng xã hội…4Trong đó liệu pháp hóa dược được cho yếu tố quan trọng nhất quyết địnhtới hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh, để liệu pháp hóa dược đạt hiệu quả thì người bệnh cầm tuyệt đối tuân thủ điều trị.5Tại Việt Nam 88 – 94% tại cộng đồng cũng ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh.3 Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà quản lý và điều trị cho 672 người bệnh tâm thần, trong đó có 61,3% là người bệnh tâm thần phân liệt.6Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiệnvới mục tiêu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuân thủ điều trị, Tâm thần phân liệt, huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội

Tài liệu tham khảo
1. Bùi Đức Trình. Giáo trình Tâm thần học. Nhà xuát bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2010:171.
2. Charlson. F. J, Ferrari. A. J, Santomauro. D. F, et al. Global Epidemiology and Burden of Schizophrenia: Findings From the Global Burden of Disease Study 2016. Schizophr Bull. Oct 17 2018;44(6):1195-1203. doi: 10.1093/sch bul/sby058.
3. Nguyễn Văn Siêm. Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Đại học Y khoa Hà Nội. 2010;26.
4. John S. McIntyre MD, Sara C. Charles MD. Practice guideline for the Treatment of Patients With Schizophrenia. American Psychiatric Association. 2004;116.
5. Trần Trung Nghĩa Nguyên tắc trị liệu hóa dược trong tâm thần. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2011.
6. Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa. Báo cáo chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng năm 2019. Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa; 2019.5.
7. Lê Thị Tuyền. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân TTPL điều trị tại cộng đồng, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2013. Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội; 2013.126.

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Leave a Comment