Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019

Luận văn thạc sỹ y tế công cộng Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019.Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) tỷ  lệ mắc đái tháo đường gia tăng và chiếm khoảng 5% cho tất cả các ca tử vong [40]. Số người mắc đái tháo đường tăng nhanh từ 285 triệu người, năm 2010 lên 438 triệu người, năm 2030 [40]. Việt Nam hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. Cứ 8 người, sẽ có một  người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường [44]. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận… Người đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp hai lần. Người mắc đái tháo đường típ 2 nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng của bệnh. Khoảng 85% bệnh nhân tự nhân ra bệnh lúc có các biến chứng biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng như biến chứng tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, loét bàn chân [29]. Biến chứng tim mạch do đái tháo đường là rất nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Người ta ước tính có 80% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Riêng đối với tai biến mạch máu não thì nguy cơ xảy ra cao hơn người không mắc bệnh này lên đến 2-4 lần. Suy thận do đái tháo đường, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo và tử vong sau đó cũng được cho là chiếm đến 20% người mắc đái tháo đường. Nguy hiểm là vậy, nhưng theo các chuyên gia y tế cho rằng nếu phát hiện sớm và điều trị hợp lý thì có tới 70% trường hợp đái tháo đường típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh. Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cũng cho thấy lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể [20].

Để quản lý và điều trị đái tháo đường hiệu quả, tăng cường năng lực cho y tế cơ sở là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành y tế. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, đã nỗ lực để đưa các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường quản lý tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tại Việt Nam, hiện vẫn còn rất ít các nghiên cứu về quản lý cho điều trị đái tháo đường, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở. Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy trên cả nước mới có chỉ có 28,9% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số

bệnh nhân chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71,1%. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức và thực hành dự phòng và tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường còn chưa thật tốt, dao động trong khoảng từ 20-45% [26, 38]. Tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường mới chỉ được các cơ sở y tế quản lý khoảng gần 50% [47]. Hiện tại Trung tâm Y Tế Từ Sơn đang quản lý 2.700 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú. Trong đó tiểu đường típ 2 là: 2.600 bệnh nhân. Tuy nhiên, y tế cơ sở vẫn còn rất nhiều khoảng trống trong triển khai quản lý bệnh nhân đái tháo đường. Thiếu bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa nội tiết ở nhiều cơ sở y tế; cán bộ y tế còn thiếu kinh nghiệm lâm sàng trong khám sàng lọc, điều trị, quản lý đái tháo đường [47].
Hiện nay, y tế cơ sở chỉ có thể quản lý và điều trị cho những bệnh nhân mắc đái tháo đường đã ổn định, chưa có hoặc có biến chứng nhẹ, thời gian bị đái tháo đường dưới 10 năm; đã có phác đồ điều trị insulin rõ ràng, ổn định. Vì thế, để có thể điều trị insulin tại tuyến y tế cơ sở đạt hiệu quả và an toàn, cần tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có chất lượng và sự hỗ trợ của tuyến trên. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thành điều trị trực tiếp và gián tiếp cho điều trị đái tháo đường là các yếu tố như đặc trưng cá nhân của người bệnh, khả năng tiếp cận đến cơ sở y tế, tình trạng bệnh và đặc biệt là đái tháo đường có biến chứng. Thời gian nằm viện và các bệnh kèm theo đái tháo đường.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được triển khai đánh giá thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như tại thị xã Từ Sơn nói riêng, do vậy, chúng tôi triển khai nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019” nhằm cung cấp các bằng chứng để nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường ở TTYT thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.Mô tả thực trạng hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019
2.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019.

 

MỤC LỤC Luận văn thạc sỹ y tế công cộng Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2019
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT    I
DANH MỤC CÁC BẢNG    III
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ    III
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1Tổng quan tài liệu về bệnh đái tháo đường    4
1.2Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2    9
1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bệnh nhân đái tháo đường típ 2    13
1.4Tổng quan về địa bàn nghiên cứu    16
1.5Khung lý thuyết    19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1Đối tượng nghiên cứu    21
2.2Thời gian và địa điểm nghiên cứu    22
2.3Thiết kế nghiên cứu    22
2.4Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    22
2.5Phương pháp thu thập số liệu    23
2.7 Xử lý và phân tích số liệu    24
2.8. Đạo đức của nghiên cứu    28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29
3.1.Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu    29
3.2.Thực trạng quản lý và điều trị của bệnh nhân đái tháo đường    31
3.3.Thực trạng quản lý và điều trị của của bệnh viện    36
3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị    42
Chương 4. BÀN LUẬN    49
KẾT LUẬN    58
KHUYẾN NGHỊ    59
TÀI LIỆU THAM KHẢO    60
PHỤ LỤC    65

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu    29
Bảng 3.2. Một số đặc trưng liên quan đến tình trạng đái tháo đường    30
Bảng 3.3. Các đặc điểm liên quan đến chẩn đoán đái tháo đường    31
Bảng 3.4. Các đặc điểm liên quan đến điều trị mỡ máu và tăng huyết áp    36
Bảng 3.5. Tỷ lệ bác sỹ khám phát hiện các biến chứng    41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1Bệnh ĐTĐ là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn    31
Biểu đồ 3.2Nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để chữa trị hiệu quả    32
Biểu đồ 3.3Để chữa trị hiệu quả, nên tăng cường tập thể dục    32
Biểu đồ 3.4Theo dõi chỉ số đường máu là quan trọng    33
Biểu đồ 3.5Nên đến bệnh viện để xét nghiệm đường huyết, khám lâm sàng và cấp thuốc điều trị hàng tháng    34
Biểu đồ 3.6Nên đi xét nghiệm và khám tổng quát 6 tháng 1 lần, để phát hiện những chỉ số bất thường và biến chứng    34
Biểu đồ 3.7Nên nghe theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc    34
Biểu đồ 3.8 Nếu bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia có thể giúp điều trị bệnh tốt hơn    35
Biểu đồ 3.9 Điều trị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy thận giúp chữa bệnh đái tháo đường tốt hơn    35
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ bác sỹ hẹn bệnh nhân tái khám    36
Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ bác sỹ có theo dõi chỉ số BMI và đường huyết    36
Biểu đồ 3.12 Bác sỹ có kê đơn cho đủ thuốc điều trị ĐTĐ trong 1 tháng    37
Biểu đồ 3.13 Bác sỹ tư vấn về tác dụng phụ của thuốc điều trị ĐTĐ    37
Biểu đồ 3.14 Bệnh nhân báo cáo đã gặp tác dụng phụ do thuốc điều trị ĐTĐ    38
Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ    38
Biểu đồ 3.16 Bác sỹ xử lý biến chứng cho bệnh nhân ĐTĐ    39
Biểu đồ 3.17 Tư vấn của bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt để    39
Biểu đồ 3.18 Bác sỹ tư vấn về hoạt động thể lực trong hỗ trợ điều trị ĐTĐ    39

Biểu đồ 3.19 Bệnh nhân nhận được tư vấn về tài liệu truyền thông    40
Biểu đồ 3.20 Bệnh nhân được khuyên, nhắc nhở đi khám và điều trị định kỳ    40
Biểu đồ 3.21 Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ bệnh viện    41
Biểu đồ 3.22 Tỷ lệ bệnh nhân tiêm vắc xin    42

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment