THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯ DÂN VÀ THUYỀN VIÊN
LUẬN ÁN THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯ DÂN VÀ THUYỀN VIÊN KHU VỰC HẢI PHÒNG NĂM 2014 – 2016.Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, theo Tổ chức y tế thế giới mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích [139]. Ở Việt Nam tai nạn thương tích đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện với tỷ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây nhiễm và không lây. Tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ở đâu, với bất kỳ lứa tuổi nào dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hậu quả từ các tai nạn thương tích gây ra cho nạn nhân không những là các loại chấn thương khác nhau, mà còn gây ra nhiều tổn thất to lớn khác về mặt kinh tế – xã hội như giảm hoặc mất khả năng lao đông v à ảnh hưở ng nghiêm trong đến chất lương cuôc sống
Việt Nam là quốc gia được bao bọc 3 mặt bởi biển, tổng chiều dài bờ biển lên đến trên 3260 km kéo dài từ Bắc vào Nam, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn với nguồn tài nguyên phong phú, diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2 với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có tới hàng nghìn hòn đảo có thường dân sinh sống [13]. Tính đến hết năm 2011, tổng số tàu đánh bắt hải sản trong cả nước có 130.000 tàu, trong đó loại tàu có công suất máy từ 90 mã lực trở lên có 30.158 chiếc (gọi là tàu khai thác xa bờ).
Ngư dân làm việc trực tiếp trên tàu đánh bắt hải sản có khoảng 700.000 người, trong đó có khoảng 350.000 người (50%) làm việc trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Số lượng thuyền viên làm việc trong các công ty vận tải biển theo thống kê của tổng cục hàng hải Việt Nam năm 2012 là 32940 người. Khi hành trình trên biển, con tàu vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi lao động của thuyền viên và ngư dân. Điều kiện lao động trên biển hết sức khó khăn, thường xuyên phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: sóng to, gió lớn và điều kiện lao động không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép như:2 rung lắc, tiếng ồn, nhiệt độ cao, ẩm ướt, trơn trượt… đều là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn lao động [8],[17],[35]. Bên cạnh đó, thời gian mỗi chuyến hành trình trên biển của thuyền viên là 9-12 tháng, thậm chí kéo dài hơn, còn đối với ngư dân cũng thường kéo dài đến 2-3 tuần, chưa kể gặp khi bão gió trên biển phải neo trú. Trong thời gian lao động trên biển người lao động phải chịu sự cô đơn, cô lập với đất liền, lại sống và làm việc trong một môi trường vi xã hội bất thường như xã hội đồng giới… Kết quả là tạo ra gánh nặng thần kinh – tâm lý, là những điều kiện thuận lợi làm gia tăng các bệnh có tính nghề nghiệp và các tai nạn thương tích của người đi biển
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hạnh cho thấy tỷ lệ tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện Vân Đồn, Quảng Ninh là 54,3% [23]. Nghiên cứu của CDC năm 2013, ngư dân làm việc trên các tàu đánh bắt hải sản có tỷ lệ tai nạn thương tích cao nhất tại Mỹ, cao gấp 35 lần so với
công nhân nói chung tại Mỹ [57],[58].
Nước ta hiện nay đã có chương trình hành động quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích [4]. Tuy nhiên, đối với các lao động trên biển công tác phòng chống tai nạn thương tích có những đặc thù riêng. Vì vậy, nghiên cứu điều kiện lao động, thực trạng tai nạn thương tích, một số yếu tố liên quan và các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho lao động biển là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, tỷ lệ tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của ngư dân, thuyền viên khu vực Hải Phòng năm 2014-2016.
2. Mô tả biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu và đánh giá kết quả giải pháp đào tạo phòng chống tai nạn thương tích cho ngư dân, thuyền viên khu vực Hải Phòng năm 2014-2016
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 3
1. Đặc điểm môi trường tự nhiên, điều kiện lao động trên tàu biển 3
1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên trên biển 3
1.2. Đặc điểm điều kiện lao động trên tàu biển 5
2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tai nạn thương tích của
ngư dân và thuyền viên
11
2.1. Khái niệm tai nạn thương tích 11
2.2. Phân loại tai nạn thương tích 12
2.3. Nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho lao động biển 12
2.4. Các yếu tố nguy cơ tai nạn từ môi trường lao động trên tàu biển 17
2.5. Tình hình nghiên cứu tai nạn thương tích trên thế giới và ở Việt Nam 20
3. Các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích của lao động biển 34
3.1. Giải pháp tổ chức 33
3.2. Giải pháp về chính sách 35
3.3. Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật 35
3.4. Giải pháp chuyên môn 36
3.5. Giải pháp can thiệp đào tạo 36
4. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 38
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 39
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 42
2.3. Nội dung, các biến số nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin 472.3.1. Nghiên cứu điều kiện lao động, tỷ lệ tai nạn thương tích, một số
yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền viên
47
2.3.2. Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu và kết quả giải pháp đào tạo
phòng chống tai nạn thương tích của ngư dân, thuyền viên
50
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 53
2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 54
2.6. Phương pháp hạn chế sai số 54
2.7. Xử lý số liệu nghiên cứu 55
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 58
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58
3.2. Thực trạng điều kiện lao động, tỷ lệ tai nạn thương tích và một số yếu
tố liên quan đến tai nạn thương tích của ngư dân, thuyền viên
61
3.3. Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu và đánh giá kết quả giải pháp đào
tạo phòng chống tai nạn thương tích cho ngư dân, thuyền viên
90
Chương 4. Bàn luận 107
4.1. Điều kiện lao động trên tàu của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ và của
thuyền viên viễn dương
107
4.2. Thực trạng tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền viên 122
4.3. Một số yếu tố liên quan tới tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền
viên
130
4.4. Xử lý cấp cứu ban đầu và kết quả giải pháp can thiệp đào tạo phòng
chống tai nạn thương tích cho ngư dân, thuyền viên
135
Kết luận 143
Kiến nghị 145
Tài liệu tham khảo
Phụ lụcDANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Tiêu chuẩn về điều kiện lao động 54
3.1 Tuổi đời, tuổi nghề trung bình của đối tượng nghiên cứu 58
3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 58
3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chức danh trên tàu 59
3.4 Kết quả đo điều kiện vi khí hậu trên tàu tại cảng 62
3.5 Độ chiếu sáng trên các tàu 63
3.6 Cường độ tiếng ồn trên các tàu tại cảng 64
3.7 Vận tốc rung đứng trên tàu tại cảng 64
3.8 Kết quả đo nồng độ hơi khí độc trên tàu 65
3.9 Kết quả đo nồng độ hơi xăng dầu trong không khí trên tàu 66
3.10 Phương tiện bảo hộ lao động của thuyền viên vận tải viễn dương 66
3.11 Phương tiện bảo hộ lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ 67
3.12 Thời gian lao động trên tàu đánh bắt hải sản và tàu viễn dương 68
3.13 Công tác y tế trên tàu đánh bắt hải sản và tàu viễn dương 69
3.14 Trang bị tủ thuốc và thiết bị y tế ở trên tàu 69
3.15 Điều kiện sinh hoạt của ngư dân và thuyền viên trên tàu 70
3.16 Công tác xử lý chất thải và tác nhân gây bệnh trên tàu 71
3.17 Nguồn nước ngư dân và thuyền viên sử dụng trên tàu 72
3.18 Tỷ lệ tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền viên 72
3.19 Phân bố tai nạn thương tích theo tuổi nghề 73
3.20 Phân bố tai nạn thương tích theo chức danh làm việc trên tàu 74
3.21 Phân bố tai nạn thương tích của ngư dân theo nguyên nhân 75
3.22 Phân bố tai nạn thương tích của thuyền viên theo nguyên nhân 76
3.23 Phân bố tai nạn thương tích của ngư dân theo tính chất tổn
thương
773.24 Phân bố tai nạn thương tích của thuyền viên theo tính chất tổn
thương
78
3.25 Phân bố tai nạn thương tích của ngư dân theo vị trí tổn thương
trên cơ thể
79
3.26 Phân bố tai nạn thương tích của thuyền viên theo vị trí tổn
thương trên cơ thể
80
3.27 Phân bố nguyên nhân gây tử vong cho ngư dân và thuyền viên 81
3.28 Biện pháp xử lý tử thi trên tàu của ngư dân và thuyền viên 81
3.29 Liên quan giữa trình độ học vấn và tai nạn thương tích 82
3.30 Liên quan giữa vị trí làm việc trên tàu và tai nạn thương tích 83
3.31 Liên quan giữa chức danh trên tàu và tai nạn thương tích 84
3.32 Liên quan giữa công suất tàu và tai nạn thương tích 85
3.33 Liên quan giữa tuổi nghề và tai nạn thương tích 86
3.34 Liên quan giữa sử dụng ủng chống trượt của ngư dân, thuyền
viên và tai nạn thương tích
87
3.35 Phân tích đa biến yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của
ngư dân
88
3.36 Phân tích đa biến yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của
thuyền viên
89
3.37 Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu của ngư dân được thực hiện
trên tàu
90
3.38 Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu của thuyền viên được thực hiện
trên tàu
91
3.39 Địa điểm ngư dân và thuyền viên tiếp tục điều trị tai nạn thương
tích sau khi sơ cứu
91
3.40 Phương tiện vận chuyển ngư dân và thuyền viên bị tai nạn
thương tích vào bờ
923.41 Thời gian vận chuyển ngư dân và thuyền viên bị tai nạn thương
tích vào bờ
92
3.42 Kiến thức đúng của ngư dân và thuyền viên về cách phát hiện
ngừng tim, ngừng thở
93
3.43 Thực hành đạt của ngư dân và thuyền viên về cấp cứu ngừng
tim, ngừng thở
94
3.44 Kiến thức đúng của ngư dân và thuyền viên về triệu chứng gãy
xương và cố định gãy xương
95
3.45 Thực hành đạt của ngư dân và thuyền viên về xử trí gãy xương 96
3.46 Kiến thức đúng của ngư dân và thuyền viên về phát hiện dấu
hiệu chảy máu và phương pháp cầm máu
96
3.47 Thực hành đạt của ngư dân và thuyền viên về xử trí vết thương
chảy máu
97
3.48 Thực hành đạt của ngư dân và thuyền viên về xử trí vết thương
trên biển
98
3.49 Thực hành đạt của ngư dân và thuyền viên về về xử trí đuối
nước
99
3.50 Kiến thức, thực hành của ngư dân và thuyền viên về nguyên
nhân và xử trí các trường hợp bị bỏng
100
3.51 Kiến thức, thực hành của ngư dân và thuyền viên về phát hiện và
xử trí nhiễm độc khí
101
3.52 Kiến thức, thực hành của ngư dân và thuyền viên về nguyên
nhân và xử trí ngộ độc thức ăn
102
3.53 Thực hành của ngư dân và thuyền viên về trợ giúp y tế từ xa 103
Nguồn: https://luanvanyhoc.com