Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên

Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên

Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên – Quảng Ninh năm 2013/ Nguyễn Hữu Lạc. 2014.Bệnh tiêu chảy cấp (TCC) trẻ em là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng đã và đang được đặc biệt quan tâm. Bệnh (TCC) trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng cho trẻ em, bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong tương đối cao. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 1,3 nghìn trên lượt tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [63], [101]. Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo tình trạng này còn nặng nề hơn, mỗi trẻ trung bình mắc 3,3 lượt tiêu chảy và có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy trong mỗi năm.

Tại khoa nhi các bệnh viện có khoảng 30% số giường bệnh dành cho điều trị tiêu chảy vì thế chi phí y tế cùng với thời gian công sức của gia đình bệnh nhân đối với bệnh tiêu chảy là rất tốn kém, vì vậy tiêu chảy không những gây suy yếu tình trạng sức khoẻ, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ, mà còn là gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia và đe doạ cuộc sống hàng ngày của các gia đình. Nhận thức về tầm quan trọng như vậy năm 1978 WHO đã phát động chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy mà đối tượng chính là trẻ em dưới 5 tuổi. Chương trình CDD (Control of Diarahoeal Diseases) với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc do bệnh tiêu chảy gây ra. Trọng tâm của chương trình là dựa trên nền tảng bù dịch sớm bằng đường uống [6], [39], [98]. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, bệnh (TCC) ở trẻ em vẫn còn khá phổ biến, trung bình mắc 2,2 lượt/trẻ/năm [15], [59]. Năm 1982 chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy cấp quốc gia được triển khai và đi vào hoạt động với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Cùng với việc quản lý chương trình CDD và các nghiên cứu khoa học về bệnh (TCC) trẻ em bao gồm quản lý bệnh nhân, khống chế dịch đường ruột, giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức thực hành của các bà mẹ trong việc chăm sóc, xử trí trẻ bị tiêu chảy, nước sạch và vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh, dịch tễ học, các biện pháp phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị ở trong nước và ngoài nước, nhờ đó nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đồng thời triển khai áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả và đã đạt được kết quả quan trọng là làm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy. Song do tính chất lây nhiễm của bệnh (TCC) rất dễ dàng, các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh có những biến đổi về hình thể, cấu trúc nên hiện nay mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc (TCC) còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp giảm chưa nhiều. Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh là một thị xã đồng bằng ven biển, giáp ranh với thành phố Hạ Long, Uông Bí, huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng, phần lớn người dân làm nghề nông nghiệp đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Tình hình bệnh tiêu chảy cấp trong những năm gần đây tuy đã được thụ hưởng lợi ích từ chương trình phòng chống tiêu chảy quốc gia và nhiều giải pháp can thiệp phòng bệnh, qua báo cáo, giám sát các hộ gia đình vài năm gần đây tình hình bệnh tiêu chảy cấp vẫn xuất hiện thường xuyên, có lẻ tẻ một số vụ dịch bệnh đường ruột xuất hiện; cho đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Xuất phát từ thực tiễn, để góp phần vào việc cải thiện tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2013“; Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1.    Mô tả tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2013. 2.    Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh tiêu chảy cấp tại địa phương trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1.    Bùi Thị Ái (2000), đánh giá kiến thức, thực hành về cách phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận Thanh Xuân Hà Nội năm 2000, luận văn Thạc sỹ y học, Đại học y tế công cộng. 2.    Hoàng Ngọc Anh, (2009) Nghiên cứu biến đổi thăng bằng toan kiềm và một số xét nghiệm trong tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em, luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hải Phòng. 3.    Bộ môn dịch tễ học – Trường Đại học Y Hà Nội (2000) dịch tễ học các bệnh Truyền nhiễm, nhà xuất bản Y học Hà Nội tr 92. 4.    Nguyễn Yến Bình (2003) “nghiên cứu một số vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội và tính kháng thuốc của chúng, luận văn Bác sỹ chuyên khoa II. 5.    Bộ Y tế (1992) – Công trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia những hiểu biết về bệnh tiêu chảy, tài liệu dành cho sinh viên y khoa, nhà xuất bản tiến bộ Hà Nội. 6.    Bộ Y tế – WHO (1990) những hiểu biết về bệnh tiêu chảy, chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia (Jesper Agesen, Nguyễn Gia Khánh). 7. Bộ Y tế (1999) niên giám thống kê các năm 1990 – 1999. 8.    Bộ Y tế (2000) Chương trình chống tiêu chảy quốc gia, điều trị tiêu chảy, Nhà xuất bản Y học; Phác hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu chảy cấp của Bộ Y tế (2008). 9.    Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca (1999) (tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây sốt chính của các nước ở Đông Nam Á năm 1991). 10.    CCD – WHO (1992) (Xử trí bệnh tiêu chảy – sử dụng cho bệnh nhân tiêu chảy phân nước, phân máu). 11.    Phùng Đắc Cam (2003) bệnh tiêu chảy, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 12.    Đỗ Gia Cảnh và cộng sự (1994) (Bệnh tả và tình trạng vệ sinh môi trường, tập quán ăn uống tại Khánh Hoà 1989 – 1994). 13.    Đỗ Gia Cảnh (1999) điều tra dịch tễ về bệnh tiêu chảy ở Việt Nam, hội thảo các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột – đường thở, viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội. 14. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy do virut rota tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp Chí Y học dự phòng, 2008, Tập XVIII số 6(98), tr. 12-16 15.    Bộ Y tế (2000) Chương trình chống tiêu chảy quốc gia, điều trị tiêu chảy, Nhà xuất bản Y học. 16.    Hoàng Thị Dung (1993) góp phần nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và ứng dụng ORS điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, luận án PTS khoa học Y dược chuyên ngành dịch tễ học. 17.    Nguyễn Anh Dũng, Đặng Đức Trạch và cộng sự (1998) kết quả hoạt động của chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy, Tạp Chí Y học dự phòng, 1999, Tập XIX số 2(17), tr. 7- 9. 18.    Chương trình quốc gia KY 01-14 (1995) các yếu tố nguy cơ, lâm sàng, điều trị và dự phòng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em Tạp Chí Y học dự phòng. 19.    Bùi Đình Cương (2007), Một số nhận xét về đặc điểm dịch tễ học bệnh tiêu chảy cấp nghi tả tại Hải Phòng năm 2007 Tạp Chí Y học dự phòng. 20.    Vũ Diễn, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Mạnh Hải (1996) (tình trạng môi trường sức khoẻ – Bệnh tật của nhân dân hai xã Hoàng Tây và Tân Sơn thuộc huyện Kim Bảng) Tạp Chí Sức khỏe & đời sống 1997, số 12 Tr 5- 6. 21.    Nguyễn Thu Hà (1993) tình hình tiêu chảy tại nhà ở Hải Hưng, Bình Thuận, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ, Trường đại học Y- Dược TP HCM. 22.    Nguyễn Đăng Hiền, Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Đức Nguyên, Đặng Đức Anh, Lê Thị Luân (2010), “ Giám sát chủng virut Rota gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2008”, Tạp chí Y học dự phòng, 20(5), tr.23 – 28. 23.    Nguyễn Đăng Hiền, Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Thị Phương Thảo, Lê Thị Luân ( 2010), “ Kết quả giám sát bệnh tiêu chảy do virut Rota năm 2009 tại Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, 21(1), tr.10 – 15. 24.    Nguyễn Đăng Hiền, Phạm Thị Phương Thảo, Lê Thị Luân (2010), “ Giám sát chủng virut Rota lưu hành gây bệnh tiêu chảy tại Việt Nam từ 1998 – 2009”, Tạp chí Y học dự phòng, 21(1), tr.5 – 9. 25.    Nguyễn Đình Học, Trần Đình Long, Nông Thanh Sơn, Lê Trọng Trọng (1997), bước đầu đánh giá mối quan hệ giữa bệnh tiêu chảy cấp trên trẻ em dưới 5 tuổi với môi trường tại hai xã dân tộc Dao và Sán Dìu ở huyện Đông Hỷ Thái Nguyên, hội nghị khoa học của nghiên cứu sinh lần thứ 3. 26.    Trần Khánh Hoàn (1997), Tìm hiểu vai trò của virut Rota gây tiêu chảy cấp ở huyện Từ Liêm Hà Nội bằng kỹ thuật điện di, Luận văn thạc sĩ khoa học y dược, Hà Nội. 27.    Đỗ Thị Hương (2001) (góp phần tìm hiểu một số căn nguyên vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Nội) luận văn Thạc sỹ Y học. 28.    Nguyên Gia Khánh (1995) các yếu tố nguy cơ, lâm sàng, điều trị và dự phòng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Đề tài KY 01 – 14 thuộc chương trình Quốc gia KY 01 năm 1990-1994. 29.    Lương Ngọc Khuê (2011) tình hình cung cấp dịch vụ phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí thông tin Y Dược 6.2011. 30.    Phạm Trung Kiên (2003) Đánh giá hiệu quả một số các giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Hoàng Tây, Km Bảng – Hà Tây, luận án Tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội. 31.    Lê Thị Luân, Nguyễn Đăng Hiền( 2007), Rotavirus đặc tính & biện pháp phòng ngừa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 32.    Đoàn Thị Hải Lý (2000) tìm hiểu tình hình bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Nhật Tựu, Lệ Hồ huyên Kim Bảng – Hà Nam, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội. 33.    Lê Thành Lý, Trưởng khoa Nội Tiêu Hóa – BV Chợ Rẫy (2012). Chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp. Tạp chí sức khỏe Phụ nữ 6.2012 34.    Nguyễn Đức Mão (1996) đánh giá tình hình chăm sóc và điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà của các bà mẹ và người chăm sóc trẻ trong năm 1996 ở Vĩnh Phúc, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa I. 35.    Một số đặc điểm sinh học của virut rota gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Hải Phòng(7/2001-6/2002); Tạp chí Y học Dự phòng, 2004, tập XIV, số 1(64), trang 27- 45. 36.    Nguyễn Văn Nhiên (1998) đánh giá thực trạng và kiếm thức, thái độ thực hành của người dân về môi trường sức khoẻ tại xã EaJong-Krôngpach- DakLak năm 1998, luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. 37.    Lê Nguyên Ngọc (2000) đánh giá kiến thức về phòng tiêu chảy của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Nam Tuấn huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng năm 2000, luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I. 38.    Hoàng Tích Mịch, Dương Đình Thiện (1981) nhóm các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học. 39.    Đào Ngọc Phong (1983), đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội trang 127. 40.    Đào Ngọc Phong, Tôn Thất Bách, Nguyễn Trần Hiểu, Lưu Ngọc Hoạt (2002), một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khoẻ cộng đồng, Hà Nội, trang 131. 41.    Lê Đình Phong (2001), thực trạng kiến thức thực hành của các bà mẹ đối với việc phòng chống bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Khoái Châu Hưng Yên năm 2001, luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y tế Cộng đồng. 42.    Lương Đức Phong (2012), khảo sát kiến thức và thực hành chăm sóc của bà mẹ có con bị tiêu chảy về bệnh tiêu chảy tại khoa nhi Bệnh viện Nông nghiệp năm 2012. 43.    Nguyễn Tri Phương, Đỗ Gia Cảnh (1992), sách dịch những hướng dẫn công tác phòng chống tả. (Tổ chức Y tế thế giới) viện VSDT học Hà Nội, Nhà xuất bản Y học. 44.    Nguyễn Tri Phương, Đỗ Gia Cảnh (1995), sách dịch những hướng dẫn công tác phòng chống lỵ do Shigella dysenteriae týp 1”, tổ chức Y tế thế giới Geneva, Việtn VSDT học, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, trang 1- 3. 45.    Nguyễn Thành Quang, Đinh Văn Hai và cộng sự (1994), điều tra sự hiểu biết của bà mẹ về phòng và điều trị ỉa chảy tại nhà ở một số xã Thanh Hoá, tạp chí vệ sinh phòng dịch, số 4 (23) trang 142. 46.    Nguyễn Thành Quang và cộng sự (2000), nghiên cứu một số ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu chảy trẻ em dưới 24 tháng tuổi của huyện Khoái Châu, Hưng Yên, tạp chí Y học thực hành số 10 (432 – 433), trang 51. 47.    Nguyễn Hồng Sơn (1999), tìm hiểu yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Thanh Trì – Hà Nội, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa; Nguyễn Thành Sơn (2000), góp phần nghiên cứu bệnh tiêu chảy và các yếu tố nguy cơ của bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 48. Dương Đình Thiện, Vũ Diễn và cộng sự (1999), các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin tuyến Y tế cơ sở, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 49.    Dương Đình Thiện, Đại học Y Hà Nội (2003), nghiên cứu một số yếu tố tác động tới nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Thanh Hoá, tạp chí nghiên cứu Y học 21 (1) – 2003. 50.    Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Vân Trang, Nguyễn Thị Hiền Anh, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Hiền, Lê Thị Luân, Tống Thiện Anh, Nguyễn Văn Mão (2011), “ Tính an toàn của vắc xin Rotavin – M1 trên trẻ 6 đến 12 tuần tuổi ở Phú Thọ và Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, 21(2), tr.99 – 111. 51.    Đỗ Thung và cộng sự (1995), khái quát về bệnh đường ruột liên quan đến vệ sinh môi trường ở khu vực Tây Nguyên. Công trình nghiên cứu khoa học 1993-1995, viện VSDT Tây Nguyên, trang 89-91. 52.    Phạm Thị Thu Thủy (2011): Xác định đặc tính vi rút rota gây bệnh năm 2010 tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Di truyền học. 53.    Lê Tiến Toàn (2012), nghiên cứu tỷ lệ mắc, một số yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Đông Sơn tỉnh Thanh hóa, luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, quản lý y tế – Đại học y Hải Phòng. 54.    Nguyễn Vân Trang, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Thị Hiền Anh, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Hiền, Lê Thị Luân, Tống Thiện Anh, Nguyễn Văn Mão và Đặng Đức Anh (2011), “ Tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin – M1 trên trẻ 6 đến 12 tuần tuổi ở Phú Thọ và Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, 21(2), tr.112 – 123. 55.    Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn dịch tễ học (1993), dịch tễ học Y học Hà Nội. 56.    Trường đại học Y Hà Nội – Bộ môn VS-MT-DT (1994), môi trường và dịch tễ môi trường, giáo trình đào tạo sau Đại học, tháng 12/1994, trang 27¬28. 57. Trường Đại học Y Hà Nội Bộ môn VS- MT- DT (1997), vệ sinh môi trường dịch tễ tập I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 58.    Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Nhi (2000), bài giảng Nhi khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học trang 231 – 242. 59.    Trường Đại học Y Hà Nội, Dự án Việt Nam-Hà Lan II (2002), sức khoẻ lứa tuổi (sách dành cho đối tượng cao học Y tế Cộng đồng). 60.    Vũ Thị Tường Vân, Đoàn Mai Phương (2011), “ Nghiên cứu nhiễm Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học dự phòng, 21(2), tr.161 – 166. 61.    Bùi Xuân Vĩnh (2004), lại nói về tiêu chảy trẻ em, tạp chí sức khoẻ và đời sống. 62.    Đào Xuân Vinh và cộng sự, (2000) viện VSDT Tây Nguyên (1997¬1998), nhận xét về tình hình ô nhiễm một số nguồn nước sinh hoạt ở Tây Nguyên, tạp chí Y học thực hành, số 386 – 2000, Bộ Y tế xuất bản. 63.    WHO (1998), phòng và chữa bệnh tiêu chảy cấp tính, tổng hợp Y dược học, Trung tâm nội soi xuất bản

1 thought on “Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên”

  1. Em chào add
    Hiện tại em là sinh viên điều dưỡng năm nay làm khóa luận tốt nghiệp về chủ đề “khảo sát kiến thức, hành vi phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi” nên em mong muốn được add chia sẻ tài liệu này để em có tài liệu tham khảo.

    Reply

Leave a Comment