THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2019

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2019

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2019
Học viên: Nguyễn Thị Tường Lịnh
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Phan Văn Trọng
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực Y tế Dự phòng tại y tế tuyến cơ sở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2019” với 02 mục tiêu: (1)
Mô tả thực trạng Nhân lực Y tế Dự phòng tuyến cơ sở thị xã Sông cầu giai đoạn 2017 – 2019;
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng Nhân lực Y tế Dự phòng tuyến cơ sở thị xã Sông Cầu năm 2017 – 2019. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Trong đó, điều tra trực tiếp 109 nhân viên Y tế tại Trung tâm Y tế và Trạm Y tế xã, phường. Kết hợp phỏng vấn sâu người quản lý, nhân viên y tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân lực y tế dự phòng tại trung tâm y tế thị xã sông Cầu đạt 100% số lượng theo TT08 trong khi các trạm đã 94,12% biên chế. Nhân lực có xu hướng được trẻ hóa nhưng vẫn giữ được tỷ lệ nhân lực có kinh nghiệm cao. Tuy nhiên nhân lực theo giới có biến động ngày càng chênh lệch, thừa nữ thiếu nam. Tỷ lệ nhân lực phân theo bộ phận và cơ cấu chuyên môn còn thiếu so với cơ cấu quy định theo TT08, thừa bộ phận chuyên môn nhưng thiếu kỹ thuật viên. Tại các trạm y tế, thừa y sĩ và hộ sinh trong khi thiếu nhiều bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng. Trình độ nhân lực tại các trạm còn hạn chế, chủ yếu là trung cấp, hầu hết không đủ tiêu chuẩn tái bố trí, xếp ngạch vào ngày 01/01/2021 theo quy định của TT10,26 và 27.
Tỷ lệ tham gia đào tạo thấp, hàng năm chưa tới 70% theo kế hoạch. Tuyển dụng bác sĩ và kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tuyển dụng rất thấp.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nhóm yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới thực trạng nhân lực y tế dự phòng gồm có: (1) Tuyển dụng: Thực thiện chiến lược trẻ hóa và đổi mới quy trình tuyển dụng; (2) Chính sách thu hút: Nghị quyết 100 về hỗ trợ, thu hút bác sĩ; (3) Điều kiện, môi trường làm việc: Khoảng cách địa lý được rút ngắn; Mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo, đồng nghiệp; (4)
Đào tạo, tập huấn: Đẩy mạnh đào tạo, hoàn thiện định hướng đào tạo (5) Tiền lương, thưởng: Quy định mới về mức lương cơ bản.
Trong khi đó các nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực gồm có: (1) thông tin tuyển dụng bó hẹp và thiếu công bằng trong tuyển dụng; tuyển dụng không có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. (2) Thiếu chính sách cho các nhân viên ngoài bác sĩ, thực hiện quyết định 75 không đúng. (3) Mất cân đối giới vị trí địa lý; đường xá khó khăn; Thiếu vốn sửa chữa, cơ sở hạ tầng xuống cấp; Thiếu thiết bị, vật tư, máy móc cũ; Thiếu tiêu chí đánh giá công việc; Đánh giá công việc nặng về hình thức, thiên vị; Thiếu công cụ giám sát; (4) Đào tạo tiêu tốn thời gian; Không được hỗ trợ kinh phí đào tạo; Chương trình đào tạo lỗi thời, lạc hậu; (5) Không có dịch vụ tăng thu nhập; Phụ cấp, khen thưởng thấp.
Căn cứ vào thực trạng, đề tài đã tiến hành bàn luận và đưa ra một số khuyến nghị cho các cấp nhằm cải thiện nhân lực y tế dự phòng tại điểm nghiên cứu trong thời gian tới.
Trong đó gồm ba nhóm khuyến nghị chính cho Sở Y tế, Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu và các Trạm Y tế xã, Practitioner:

Leave a Comment