Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018.Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose máu do thiếu hụt về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. ĐTĐ là một bệnh đang gia tăng ở các quốc gia công nghiệp hóa và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là ĐTĐ týp 2. Sự bùng nổ của ĐTĐ týp 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng. Theo công bố của Hiệp hội ĐTĐ thế giới năm 2013, ước tính trên toàn cầu có khoảng 371 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó hơn 80% người bị bệnh ĐTĐ đang sống ở những quốc gia có thu nhập hoặc thu nhập trung bình. Số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu dự kiến sẽ gia tăng trên 2 lần vào năm 2030 [31].
Tại Việt Nam, theo thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tăng 211% và nằm trong số quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới. Theo điều tra quốc gia về tình hình ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2011, tỷ lệ ĐTĐ là 5,7% dân số [7].
Quản lý bệnh nhân ĐTĐ đang là thách thức đối với ngành y tế, nếu quản lý không tốt sẽ để lại hậu quả khôn lường cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Quản lý và điều trị tốt là mục tiêu của Chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ với việc kiểm soát tốt glucose máu và các yếu tố liên quan thì việc giáo dục sức khỏe, tư vấn những kiến thức, thực hành, sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ. Tuân thủ chế độ thuốc và luyện tập là những tiêu chí không thể tách rời trong quản lý điều trị ĐTĐ. Quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập đến do chưa đánh giá được hết tình hình bệnh tật và mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cộng đồng. Hiểu biết về bệnh ĐTĐ của người dân còn rất hạn chế, trong khi đó quan niệm về thực hành điều trị, phòng bệnh ĐTĐ còn nhiều quan điểm chưa đúng, điều này không chỉ thấy ở bản thân bệnh nhân ĐTĐ mà thậm chí còn ở cả nhân viên y tế.
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2007 Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ triển khai khám, quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trên địa bàn huyện. Năm 2013, số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khám, phát hiện và quản lý điều trị tại bệnh viện là 200 bệnh nhân. Số bệnh nhân ĐTĐ quản lý được tại phòng khám ĐTĐ bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ cũng có xu hướng tăng lên theo các năm: năm 2015 là 679 bệnh nhân; năm 2016 là 706 bệnh nhân; năm 2017 là 800 bệnh nhân [1], [2], [3].
Tổ chức mạng lưới quản lý bệnh ĐTĐ tại các tuyến y tế cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình phòng chống ĐTĐ Quốc gia. Trong những năm vừa qua Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế Thái Nguyên phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Bệnh viện đã thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt động của chương trình ĐTĐ. Tuy nhiên, trên thực tế qua sổ sách, báo cáo thì tình hình quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét. Cụ thể thuốc điều trị ĐTĐ tại Bệnh viện cấp cho cho bệnh nhân hàng tháng còn thiếu. Qua khảo sát nhanh, vẫn còn bệnh nhân ĐTĐ chưa hiểu rõ về bệnh ĐTĐ, ngay cả khi có những hiểu biết nhất định về bệnh ĐTĐ thì việc thực hành điều trị của bệnh nhân còn hạn chế. Có khoảng 6- 7% bệnh nhân ĐTĐ bỏ điều trị giữa chừng [3]. Đứng trước thực tế đó, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên hiện nay đang được thực hiện như thế nào? Có cần điều chỉnh gì không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các hoạt động này? Làm thế nào để khắc phục được những yếu tố cản trở đến việc thực hiện các hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ?
Xuất phát từ thực tế trên, để có bằng chứng tin cậy cho việc đề xuất các giải pháp nhằm triển khai các hoạt động quản lý bệnh nhân ĐTĐ hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.Mô tả thực trạng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018.
2.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018.
MỤC LỤC Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Bệnh đái tháo đường 4
1.1.1.Định nghĩa đái tháo đường 4
1.1.2.Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 4
1.1.3.Chẩn đoán đái tháo đường 4
1.1.4.Phân loai ̣ đái tháo đườ ng 5
1.1.5.Biến chứng của đái tháo đường 6
1.2.Tình hình quản lý bênh đái tháo đường týp 2 trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.3.Mô hình quản lý điều trị bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam 12
1.3.1.Mô hình quản lý điều trị bệnh đái tháo đường trên thế giới 12
1.3.2.Mô hình quản lý điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 15
1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 19
1.4.1.Yếu tố thuộc bệnh viện 20
1.4.2.Yếu tố từ môi trường bên ngoài 21
1.5.Khung lý thuyết về quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1.Đối tươn g nghiên cứ u 24
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứ u 24
2.3.Thiết kế nghiêncứ u 24
2.4.Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.5.Phương pháp chọn mẫu 26
2.6.Phương pháp thu thâp số
liêu
…………………………………………………………………..26
2.7.Các biến số nghiên cứ u 28
2.7.1.Nhóm biến số về hoạt động quản lý điều trị đái tháo đường týp 2 29
2.7.2.Nhóm biến số về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ĐTĐ týp 2 34
2.8.Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 35
2.8.1.Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động quản lý điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 35
2.8.2.Tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo, cận nghèo và mức sống trung bình 36
2.9.Phương pháp phân tích sô liêu
…………………………………………………………………36
2.10.Đao đứ c trong nghiên cứ u 36
2.11.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biên pháp khắc phuc 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1.Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 39
3.2.Thực trạng quản lý điều trị bệnh đái tháo đường 41
3.2.1.Khám, chẩn đoán và khám định kỳ cho bệnh nhân đái tháo đường 42
3.2.2.Hoạt động khám định kỳ đối với bệnh nhân đái tháo đường 43
3.2.3.Hoạt động điều trị thuốc đái tháo đường của bệnh nhân 45
3.2.4.Hoạt động theo dõi, giám sát 49
3.2.5.Hoạt động truyền thông, tư vấn 55
3.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 57
3.3.1.Yếu tố thuộc về bệnh viện 57
3.3.1. Yếu tố môi trường ngoài 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 67
4.1.Một số đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 67
4.2.Thực trạng quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 68
4.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 75
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2 ĐANG QUẢN
LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ĐẠI TỪ 89
PHỤ LỤC 2: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ ĐTĐ 98
PHỤ LỤC 3: BẢNG HƯỚ NG DẪ N PHỎ NG VẤ N SÂU LÃ NH ĐAO BÊNH
VIÊN ĐA KHOA HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 99
PHỤ LỤC 4: BẢNG HƯỚ NG DẪ N PHỎ NG VẤ N SÂU LÃNH ĐẠO KHOA KHÁ M BỆNH-BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
…………………………………………………………………………………………………………………102
PHỤ LỤC 5: BẢNG HƯỚ NG DẪ N PHỎ NG VẤ N SÂU BÁ C SĨ TRỰC TIẾ P KHÁM ĐIỀ U TRI ̣BÊNH NHÂN ĐÁ I THÁ O ĐƯỜ NG 104
PHỤ LỤC 6: BẢNG HƯỚ NG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀ U DƯỠ NG TRỰC TIẾ P QUẢ N LÝ , THEO DÕI, GHI CHÉ P HỒ SƠ BÊNH Á N CỦ A BÊNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 106
PHỤ LỤC 7: BẢNG HƯỚ NG DẪ N THẢ O LUÂN NHÓ M BÊNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 108
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình quản lý khám, điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 [15] 15
Bảng 1.2. Tình hình bệnh nhân ĐTĐ được quản lý điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ giai đoạn 2007-2017 [1], [2], [3]. 18
Bảng 2.1. Nhóm các biến số độc lập 29
Bảng 2.1. Nhóm các biến số phụ thuộc 34
Bảng 3.1: Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.2. Phân bố BN theo hoàn cảnh gia đình, tình trạng kinh tế và tham gia bảo hiểm y tế 40
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ và theo sự hỗ trợ của người thân trong điều trị ĐTĐ tại nhà 41
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo hoạt động khám phát hiện ĐTĐ 42
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân làm xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ 42
Bảng 3.6. Hoạt động hẹn bệnh nhân ĐTĐ đến tái khám định kỳ 43
Bảng 3.7. Biện pháp nhắc nhở bệnh nhân khi quên ngày tái khám 43
Bảng 3.8. Chỉ định thuốc và liệu pháp điều trị đái tháo đường 45
Bảng 3.9. Số lượng thuốc ĐTĐ nhận được tại bệnh viện 46
Bảng 3.10. Hoạt động kê đơn và nhận thuốc điều trị ĐTĐ 47
Bảng 3.11. Thực hành dùng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân 48
Bảng 3.12. Hoạt động theo dõi điều trị thuốc ĐTĐ cho bệnh nhân 49
Bảng 3.13. Hoạt động theo dõi chỉ số glucose máu 51
Bảng 3.14. Hoạt động tự theo dõi glucose máu của bệnh nhân tại nhà 52
Bảng 3.15. Hoạt động tư vấn hướng dẫn điều trị đái tháo đường 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình quản lý điều trị bệnh đái tháo đường tại BVĐK huyện Đại Từ.17 Hình 1.2. Khung lý thuyết về quản lý điều trị bệnh đái tháo đường 23
Biểu đồ 3.1. Tần suất đi khám định kỳ của bệnh nhân ĐTĐ 44
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được điều trị thuốc ĐTĐ tại bệnh viện đúng, đủ và đều 49
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được đánh giá lại các yếu tố nguy cơ làm tăng glucose máu trong lần tái khám gần nhất 53
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đã từng được chuyển lên tuyến trên 54
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được quản lý điều trị đạt yêu cầu 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ (2015), Báo cáo tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Đại từ.
2.Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ (2016), Báo cáo tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2016, Đại từ.
3.Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ (2017), Báo cáo tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2017, Đại từ.
4.Tạ Văn Bình (2004), “Hướng dẫn phòng và chăm sóc trong bệnh Đái tháo đường”, Hướng dẫn phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam phần 1, tr. 5 – 20.
5.Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam-các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6.Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường-tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr.14-24, 304-311.
7.Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 325.
8.Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Mai Tuấn Hưng và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ tại Cao Bằng”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.
9.Bộ Y tế (2011), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường týp 2”. Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09 tháng 09 năm 2011, Bộ Y tế.
10.Bộ Y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Hà Nội, tr. 207-210.
11.Bộ Y tế (2015), Quyết định số 346/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2020, Hà Nội, tr.5.
12.Đỗ Trung Đàm và Đỗ Mai Hoa (2007), Thuốc chữa Đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13.Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007) “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 648-660.
14.Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), “Ảnh hưởng của thể trọng lên nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 406-410.
15.Lê Thị Hương Giang (2013), “Đánh giá tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện 198, năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
16.Lê Thị Việt Hà, Nguyễn Minh Hùng (2012), “ Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam”. Tạp chí Y học thực hành, số 10 (843), năm 2012.
17.Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự (2010), “Đánh giá hiệu qủa kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình”, tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6 (1), tr.65-70.
18.Đặng Thị Huê (2015), “Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên, năm 2015”, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
19.Nguyễn Thị Hồng Loan (2008), “Bệnh Đái tháo đường týp 2”, chuyên đề Nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 197-232.
20.Vũ Thị Tuyết Mai (2011), “Thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm”, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
21.Nguyễn Văn Mạnh (2014), “Kết quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2014”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên.
22.Huỳnh Văn Minh (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr.152.
23.Trần Văn Nhật và cộng sự (2008), “Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng”, Tạp chí Y học thực hành, (616), tr. 319 -326.
24.Cao Mỹ Phượng (2012), “Tình hình quản lý bệnh nhân đái tháo đường điều trị theo hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, năm 2012.
25.Đỗ Trung Quân (1998), Đái tháo đường, những điều cần biết, Nhà xuất bản Y học, tr.4-8.
26.Nguyễn Vinh Quang (2007), “Tình hình bệnh đái tháo đường và thực trạng quản lý căn bệnh này ở Nam Định, Thái Bình năm 2003”, Tạp chí Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, số 15-16, tr 4-8.
27.Quốc hội (2014, 24 luật số 46/2014/QH13 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế, Hà Nôi, tr.9.
28.Phạm Văn Sang và cộng sự (2013), Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang được quản lý điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Năm 2013, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
29.Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh, “Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục sức khoẻ về kiến thức thái độ, thực hành và các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2” Kỷ yếu các đề tài khoa học bệnh viện Gia định TPHCM, tr. 35 – 43.
30.Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nôi, ngày 19 tháng 11 năm 2015.
31.Nguyễn Hải Thuỷ (2000), “Khảo sát HbA1c huyết tương của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và rối loạn chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tr.411-417.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com