THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI TRUNG TÂM SẢN NHI-BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI TRUNG TÂM SẢN NHI-BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI TRUNG TÂM SẢN NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Huy Ngọc
 Th.S. Dương Kim Tuấn
Bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh sẽ cung cấp nguồn sữa non quý giá từ mẹ và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo báo cáo của UNICEF cho thấy: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh giảm nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm ở Việt Nam giảm từ 44% năm 2006 xuống còn 27% trong năm 2013. Nhận thấy tỉ lệ cho bú sớm có xu hướng giảm thì từ năm 2014, Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành các nỗ lực nhằm cải thiện tình hình này thì đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 73%.
Trung tâm Sản Nhi là 1 trong 10 trung tâm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Kết quả khảo sát nhanh 350 sản phụ sau sinh tại khối Sản vào tháng 6/2019 cho thấy có đến 80% sản phụ trả lời rằng họ đã không cho trẻ bú sớm sau sinh. Nhằm tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện tình hình này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ sau sinh tại Trung tâm Sản Nhi-Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020” với 2 mục tiêu. 1) Mô tả thực trạng cho con bú sớm của sản phụ sau sinh tại Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020. 2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ sau sinh tại Trung tâm Sản Nhi-Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài của chúng tôi là phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp giữa định tính và định lượng. Đối với nghiên cứu định lượng  chúng tôi tiến hành phỏng vấn 230 sản phụ theo bộ câu hỏi có sẵn, sau đó nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Đối với nghiên cứu định tính chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu, chọn mẫu có chủ đích 05 nhân viên y tế và 08 sản phụ sau sinh tại khối Sản. Số liệu định tính được phân tích theo chủ đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là từ 18 – 35 tuổi chiếm 88,3%. Hầu hết các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi đều đi khám thai (97,8%) và đều khám thai từ 3 lần trở lên (96,5%). Trong 230 sản phụ tham gia nghiên cứu có 53,7% sản phụ trả lời rằng họ có được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ trước sinh. Trong số 53,7% sản phụ được tư vấn thì chỉ có 29% sản phụ trả lời rằng họ nhận được sự tư vấn này từ các nhân viên y tế tại Trung tâm.
Trong số 230 sản phụ thì có 83,9% các sản phụ tham gia nghiên cứu đều có kiến thức đúng về bú sớm nhưng tỉ lệ thực hành bú sớm của các sản phụ sau sinh chỉ có 22,0%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hành cho trẻ bú sớm của các sản phụ sau sinh đó là nơi cư trú và cách thức sinh trẻ Từ những kết quả trên chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị đối với Trung tâm như sau: Thúc đẩy các chương trình tập huấn cho cán bộ y tế, cũng như tăng cường các công tác truyền thông cho sản phụ và người nhà sản phụ. Đặc biệt trong các lớp học tiền sản trung tâm tổ chức hàng tuần cần tăng cường công tác thực hành cho bà mẹ về vấn đề bú sớm, các tư thế ngậm bắt vú của trẻ, các dấu hiệu trẻ ngậm và bú tốt, cách bổ sung dinh dưỡng và duy trì nguồn sữa mẹ. Củng cố niềm tin cho bà mẹ và gia đình về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, tăng cường công tác tư vấn tư vấn và chăm sóc sản phụ trước và sau sinh

Leave a Comment