THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ TRONG CỘNG ĐỒNG NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI Ở HÀ NỘI NĂM 2014
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ TRONG CỘNG ĐỒNG NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI Ở HÀ NỘI NĂM 2014.Trong thời gian trở lại đây, nghiện ma túy tổng hợp đã trở thành một vấn đề y tế ở tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong khi việc sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng ổn định và hơi giảm xuống ở châu Mỹ, châu Âu và một số các nước như Thái Lan, Malaysia và Singapore, sử dụng ma túy tổng hợp lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam [1].
Theo báo cáo tình hình nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội, đến cuối tháng 9 năm 2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người), trong đó người nghiện ma túy đá chiếm khoảng 40% [2].Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá có thành phần chính là methamphetamine, được nhà khoa học Nagai Nagayoshi tổng hợp lần đầu tiênvào năm 1983 tại Nhật Bản . Ở Việt Nam, ma túy đá xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 2006 và 2007; cho đến nay ma túy đá đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu [3].
Mặt khác, NTDĐG là một trong các nhóm có tỷ lệ sử dụng ma túy đá tương đối cao. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ma túy đá được sử dụng rất phổ biến trong nhóm NTDĐG [4], [5]. Ở Việt Nam, kết quả điều tra IBBS trong nhóm NTDĐG cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy đá trong nhóm NTDĐG ở Hà Nội tăng từ 22,8% năm 2006 lên 31,8% năm 2009 và thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là từ 21,0% lên đến 25,3% cũng trong các năm 2006 và 2009 [6], [7].
Nhiều nghiên cứu về NTDĐG sử dụng ma túy đá đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi sử dụng ma túy đá với các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV như tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV rất cao [4], [8], [9], [10].Mặc dù vậy, trong bối cảnh ở Việt Nam, các thông tin về hành vi sử dụng ma túy đá ở cộng đồng NTDĐG là rất hạn chế. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi là một phần của “Nghiên cứu Chất gây nghiện, tình dục và sức khỏe của nam quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu việc sử dụng chất gây nghiện trong mối liên quan với các hành vi tình dục có nguy cơ dẫn tới lây truyền HIV trong quần thể NTDĐG tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, số liệu của chúng tôi được thu thập ở Hà Nội và tập trung vào tìm hiểu thực trạng và yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy đá trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng đồng NTDĐGở Hà Nội năm 2014.
2. Xác định được một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng đồng NTDĐG ở Hà Nội năm 2014
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm: ……………………………………………………………………… 3
1.1.1. Khuynh hướng tình dục và nhận dạng tình dục: ……………………….. 3
1.1.2. Nam quan hệ tình dục đồng giới và một số đặc điểm: ……………….. 4
1.1.3. Ma túy đá [3]: ………………………………………………………………………. 7
1.2. Thực trạng về hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng đồng
NTDĐG: …………………………………………………………………………………………. 9
1.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng
đồng NTDĐG: ……………………………………………………………………………….. 11
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới: ……………………………………………….. 11
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam: ………………………………………………. 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 15
2.1. Đối tượng , thời gian và địa điểm nghiên cứu: ………………………….. 15
2.1.1. Đối tượng: …………………………………………………………………………. 15
2.1.2. Thời gian: ………………………………………………………………………….. 15
2.1.3. Địa điểm: …………………………………………………………………………… 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………………….. 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………. 15
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: ………………………………………………….. 15
2.2.3. Biến số, chỉ số: …………………………………………………………………… 16
2.2.4. Công cụ thu thập thông tin: ………………………………………………….. 18
2.3. Xử lý và phân tích số liệu: ……………………………………………………….. 18
2.4. Sai số và cách khống chế sai số: ……………………………………………….. 19
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: ………………………………………………………. 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 22
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: ………………… 22
3.2. Đặc điểm liên quan đến nhận dạng tình dục của đối tượng nghiên
cứu: ………………………………………………………………………24
3.2.1. Xu hướng tình dục: …………………………………………………………….. 24
3.2.2. Đối tác QHTD: …………………………………………………………………… 25
3.2.3. Hành vi QHTD nhận tiền: ……………………………………………………. 26
3.3. Thực trạng hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng đồng NTDĐG ở
Hà Nội năm 2014: ………………………………………………………………………….. 27
3.3.1. Số người đã từng sử dụng ma túy đá không vì mục đích chữa
bệnh: ………………………………………………………………………………………….. 27
3.3.2. Các đường mà đối tượng sử dụng ma túy đá: …………………………. 28
3.3.3. Những nhóm người đã từng sử dụng ma túy đá cùng với đối
tượng: ………………………………………………………………………………………… 29
3.3.4. Hành vi sử dụng ma túy đá trước hoặc trong khi QHTD: ………… 30
3.4. Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy đá: ………….. 31
3.4.1. Yếu tố nhân khẩu học: ………………………………………………………… 31
3.4.2. Yếu tố xu hướng tình dục tự báo cáo: ……………………………………. 33
3.4.3. Yếu tố đối tác QHTD: …………………………………………………………. 34
3.4.4. Yếu tố hành vi QHTD nhận tiền: ………………………………………….. 34
3.4.5. Yếu tố sự kỳ thị: …………………………………………………………………. 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 38
4.1. Những đặc điểm nhân khẩu học cơ bản của đối tượng nghiên
cứu:………………………………………………………………………38
4.2. Những đặc điểm nhận dạng tình dục: ………………………………………. 39
4.3. Thực trạng hành vi sử dụng ma túy đá trong cộng đồng NTDĐG ở
Hà Nội năm 2014: ………………………………………………………………………….. 40
4.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng ma túy đá: ………………. 43
4.4.1. Các yếu tố nhân khẩu học: …………………………………………………… 43
4.4.2. Yếu tố xu hướng tình dục tự báo cáo, đối tác QHTD và hành vi
QHTD nhận tiền: …………………………………………………………………………. 45
4.4.3. Yếu tố sự kỳ thị: …………………………………………………………………. 47
4.5. Hạn chế của nghiên cứu: …………………………………………………………. 48
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 49
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………..………………..51
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. ………………… 22
Bảng 3.2. Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học và hành vi sử dụng
ma túy đá. ………………………………………………………………………………………….. 31
Bảng 3.3. Liên quan giữa tỷ lệ xu hướng tình dục mà đối tượng tự báo cáo và
hành vi sử dụng ma túy đá. ………………………………………………………………….. 33
Bảng 3.4. Liên quan giữa tỷ lệ đối tác QHTD và hành vi sử dụng ma túy đá.
…………………………………………………………………………………………………………. 34
Bảng 3.5. Liên quan giữa hành vi QHTD nhận tiền và hành vi sử dụng ma túy
đá. …………………………………………………………………………………………………….. 34
Bảng 3.6. Sự phân bố hành vi có sử dụng ma túy đá theo một số yếu tố sự kỳ
thị. …………………………………………………………………………………………………….. 35
Bảng 3.7. Mô hình logistic đơn biến xác định các yếu tố sự kỳ thị liên quan
tới hành vi sử dụng ma túy đá. ……………………………………………………………… 36