THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA NGƯỜI KHMERTẠI XÃ Ô LÂM, TRI TÔN, AN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA NGƯỜI KHMERTẠI XÃ Ô LÂM, TRI TÔN, AN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CỦA NGƯỜI KHMERTẠI XÃ Ô LÂM, TRI TÔN, AN GIANG NĂM 2020
Học viên: Ngô Hoàng Khiêm
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Đức Minh
PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhà tiêu hợp vệ sinh là loại nhà tiêu đảm cô lập được phân, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc trực tiếp với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi hôi và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là rất cần thiết, nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người Khmer trên địa bàn xã Ô Lâm – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan. Sử dụng phương pháp
nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình người Khmer với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng
kiểm quan sát để thu thập thông tin. Thông tin được làm sạch, mã hóa, nhập liệu, sử dụng các thuật toán thống kê, các kiểm định thống kê để mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người Khmer trên địa
bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Khmer có xây dựng nhà tiêu đạt 66,7%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu được đánh là hợp vệ sinh chỉ mới đạt 43,08%. Trong 260 hộ gia đình có xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 64,2% và 35,8% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.
Nghiên cứu xác định được một số yếu tố liên quan như: Những hộ gia đình có kinh tế khó khăn thì tỷ lệ không xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh gấp 3,91 lần so với những hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn; Những hộ mà người nữ không có vai trò quyết định thì tỷ lệ không xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh gấp 2,44 lần so với những hộ mà người nữ có vai trò quyết định; Những hộ gia đình có chủ hộ là nữ thì có tỷ lệ sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh gấp 2,94 lần so với chủ hộ là nam; Những chủ hộ làm những nghề khác có tỷ lệ sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh gấp 3,3 lần so với nhóm làm nông nghiệp. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị cho chính quyền địa phương, Trung tâm y tế huyện, Trạm Y tế xã và người dân để cải thiện tình trạng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người Khmer tại địa phương nghiên cứu

Leave a Comment