Thực trạng viêm não Nhật Bản, một số đặc điểm của véc tơ và tác nhân gây bệnh tại khu vực Tây Nguyên, 2005-2018
Thực trạng viêm não Nhật Bản, một số đặc điểm của véc tơ và tác nhân gây bệnh tại khu vực Tây Nguyên, 2005-2018.Ngày nay, các bệnh dịch mới nổi và tái bùng phát do vi rút lây truyền từ động vật sang người như sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản (VNNB), v.v. đặc biệt sự biến đổi cấu trúc di truyền của các vi rút gây nên các dịch nguy hiểm như viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm AH5N1, Mers-CoV, nCoV, v.v. đã và đang là mối lo ngại lớn tới sức khỏe cộng đồng trên qui mô toàn cầu [1;29;90]. Trong các bệnh dịch, vai trò qua trung gian truyền bệnh là các loài muỗi thuộc họ Culicidae như vi rút Banna ở Trung Quốc, vi rút West Nile ở Mỹ, vi rút Dengue ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Singapore, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, v.v.), vi rút viêm não Nhật Bản, v.v. đã và đang là vấn đề y tế đáng quan ngại, do hậu quả và gánh nặng bệnh tật, cũng như những khó khăn trong phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch này tại cộng đồng [1;6;29;32;90].
Một trong số các bệnh dịch do muỗi truyền này, bệnh viêm não Nhật Bản được xem là vấn đề y tế hiện nay, do tỷ lệ tử vong cao, hoặc di chứng bệnh để lại đối với cá nhân người bệnh, gia đình và xã hội. Mặc dù bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, nhưng cho đến nay, trên thế giới bệnh viêm não Nhật Bản vẫn ghi nhận số mắc hàng năm trung bình khoảng 67.900 trường hợp, tỷ lệ chung là 1,8/100.000 dân và có nguy cơ bùng phát dịch [68].
Tại Việt Nam, từ năm 1959 đã phát hiện được hội chứng viêm não cấp ở trẻ em, sau đó xảy ra trên địa bàn rộng nhiều năm nay [44;49;52;126]. Tại Tây Nguyên, trong các năm 2000-2001 xác định được 21 trường hợp viêm não Nhật Bản [14;23;39]. Giai đoạn 2002-2005, ghi nhận được 283 trường hợp viêm não, trong đó 50 trường hợp tử vong. Trong 10 năm trở lại đây (2006-2015), báo cáo từ ngành y tế địa phương vẫn ghi nhận các ca mắc viêm não Nhật Bản tại khu vực này [43]. Một số nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh, dịch tễ học bệnh viêmnão Nhật Bản ở khu vực Tây Nguyên và Việt Nam đã được công bố như: Điều tra khu hệ côn trùng y học ở Tây Nguyên; Điều tra cơ bản muỗi Culicinae ở Việt Nam; Giám sát viêm não Nhật Bản ở Việt Nam [10;23;30] và một vài nghiên cứu xác định type vi rút, trong đó Tây Nguyên cũng như ở Việt Nam mới phát hiện được vi rút viêm não Nhật Bản genotype I [4;64;86;96;110]. Tây Nguyên là khu vực miền núi, địa bàn rộng lớn địa hình và sinh cảnh đa dạng phức tạp, thành phần loài động vật nói chung và côn trùng nói riêng rất phong phú và khả năng truyền bệnh của chúng rất đa dạng. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể, đầy đủ về bệnh, véc tơ truyền bệnh, cấu trúc phân tử cũng như có khả năng tiềm tàng đã xuất hiện của vi rút viêm não Nhật Bản genotype V, hoặc các kểu gen thay thế nhưng chưa được phát hiện.
Để tìm hiểu dịch tễ học, vai trò truyền bệnh của một số loài muỗi Culex, đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản ở Tây Nguyên, chúng tôi xây dựng và nghiên cứu đề tài “Thực trạng viêm não Nhật Bản, một số đặc điểm của véc tơ và tác nhân gây bệnh tại khu vực Tây Nguyên, 2005-2018“, với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên, 2005–2018.
2. Xác định thành phần loài, phân bố và tỷ lệ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản của một số loài muỗi thuộc giống Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005 – 2018.
3. Mô tả một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập được ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1…………………………………………………………………………………………….. 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………… 2
1.1. Dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản…………………………………………….. 3
1.2. Đặc điểm muỗi Culex và vai trò truyền vi rút viêm não Nhật Bản …… 17
1.3. Đặc điểm phân tử/dịch tễ sinh học phân tử vi rút viêm não Nhật Bản 23
1.4. Vài nét tổng quan khu vực Tây Nguyên……………………………………….. 32
Chương 2…………………………………………………………………………………………… 34
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………. 34
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………… 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 36
2.3. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………. 39
Chương 3…………………………………………………………………………………………… 53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. 53
3.1. Thực trạng bệnh viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên,
2005-2018 ………………………………………………………………………………………. 53
3.2. Thành phần loài, phân bố và tỷ lệ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản của
muỗi thuộc giống Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018 ………………… 67
3.3. Mô tả một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập
được ở khu vực Tây Nguyên …………………………………………………………….. 83
Chương 4…………………………………………………………………………………………… 91
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………. 91
4.1. Thực trạng viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên, 2005-
2018……………………………………………………………………………………………….. 91iv
4.2. Thành phần loài, phân bố và tỷ lệ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản của
muỗi thuộc giống Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018 ………………. 100
4.3. Một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập được
từ muỗi ở khu vực Tây Nguyên……………………………………………………….. 109
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 118
1. Thực trạng viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005–2018 ….. 118
2. Thành phần loài, phân bố và tỷ lệ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản của
một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005–2018……………….. 118
3. Một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập được ở
khu vực Tây Nguyên, 2005-2018 …………………………………………………….. 119
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………. 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc, chết do hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản ở
4 tỉnh Tây Nguyên, 2005- 2018 ……………………………………………………………. 53
Bảng 3.2. Tỷ lệ chết/ mắc do viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005
– 2018……………………………………………………………………………………………….. 55
Bảng 3.3. Phân bố theo huyện/thị xã/thành phố số mắc hội chứng viêm não
cấp, viêm não Nhật Bản ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018……………………. 57
Bảng 3.4. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo
nhóm tuổi ở 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005- 2018………………………………………….. 59
Bảng 3.5. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo tuổi
tại Gia Lai, 2005- 2018 ……………………………………………………………………….. 61
Bảng 3.6. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo
nhóm tuổi tại Kon Tum, 2005- 2018…………………………………………………….. 61
Bảng 3.7. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo
nhóm tuổi tại Đắk Lắk, 2005- 2018 ………………………………………………………. 62
Bảng 3.8. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo
nhóm tuổi tại Đắk Nông, 2005- 2018 ……………………………………………………. 63
Bảng 3.9. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo giới
tại 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005- 2018 ……………………………………………………….. 64
Bảng 3.10. Phân bố mắc hội chứng viêm não cấp, viêm não Nhật Bản theo
nhóm dân tộc tại 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005- 2018 …………………………………… 66
Bảng 3.11. Thành phần, phân bố một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây
Nguyên, 2005-2018…………………………………………………………………………….. 67
Bảng 3.12. Thành phần, phân bố một số loài muỗi Culex ở 4 tỉnh khu vực Tây
Nguyên, 2005-2007…………………………………………………………………………….. 70viii
Bảng 3.13. Thành phần, phân bố một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây
Nguyên, 2012-2014…………………………………………………………………………….. 73
Bảng 3.14. Thành phần, phân bố một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây
Nguyên, 2017-2018…………………………………………………………………………….. 75
Bảng 3.15. Phân lập vi rút VNNB bằng tế bào C6/36 từ một số loài muỗi
Culex thu thập ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018………………………………… 77
Bảng 3.16. Kết quả phân lập vi rút viêm não Nhật Bản bằng tế bào C6/36 từ
một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018…………………….. 78
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhiễm tối thiểu vi rút viêm não Nhật Bản trong một số loài
của muỗi Culex thu thập ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018 …………………… 82
Bảng 3.18. Thông tin về các chủng vi rút phân lập từ muỗi Culex ở các tỉnh
Gia Lai và Kon Tum thuộc khu vực Tây Nguyên, 2005-2018 ………………….. 83
Bảng 3.19. Độ khác biệt ở mức nucleotide giữa các vi rút viêm não Nhật Bản
GI ở Tây Nguyên với Việt Nam và khu vực…………………………………………… 88
Bảng 3.20. Đặc điểm các acid amin thay thế của vi rút viêm não Nhật Bản GI
phát hiện ở khu vực Tây Nguyên so với chủng genotype I chuẩn……………… 89
Bảng 3.21. Kiểu Haplotype của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập ở khu vực
Tây Nguyên ……………………………………………………………………………………….. 9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com