Kết quả phẫu thuật tạo hình đường thở bằng kỹ thuật kéo trượt khí/ phế quản ở trẻ mắc tim bẩm sinh kèm hẹp đường thở nặng tại bệnh viện Tim Hà Nội

Kết quả phẫu thuật tạo hình đường thở bằng kỹ thuật kéo trượt khí/ phế quản ở trẻ mắc tim bẩm sinh kèm hẹp đường thở nặng tại bệnh viện Tim Hà Nội

Kết quả phẫu thuật tạo hình đường thở bằng kỹ thuật kéo trượt khí/ phế quản ở trẻ mắc tim bẩm sinh kèm hẹp đường thở nặng tại bệnh viện Tim Hà Nội: báo cáo loạt ca bệnh
Tống Duy Phúc, Nguyễn Sinh Hiền, Nguyễn Đăng Hùng, Vương Hoàng Dung
Tóm tắt: Hẹp đường thở (khí, phế quản) ở trẻ em rất hiếm gặp, điều trị khó khăn và càng phức tạp hơn khi mắc kèm theo dị tật tim bẩm sinh. Đối với các trường hợp hẹp đường thở nặng và rất nặng, đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau được tiến hành thành công. Tuy nhiên, phẫu thuật tạo hình sửa hẹp khí phế quản là biện pháp tuy thách thức nhưng là tối ưu nhất để điều trị tình trạng này, đặc biệt khi có bệnh tim bẩm sinh kèm theo. Chúng tôi báo cáo một loạt ca bệnh đã được phẫu thuật sửa hẹp đường thở bằng kỹ thuật kéo trượt (sliding) khí/ phế quản kết hợp sửa chữa tim bẩm sinh tại Bệnh viện Tim Hà Nội với kết quản ban đầu khả quan, qua đó nêu ra một số bàn luận về chỉ định, kỹ thuật kéo trượt, cũng như một số điểm lưu ý sau mổ.

Hẹp khí, phế quản là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em  và  thường  là  hẹp  bẩm  sinh  [1,2].  Ở  trẻ  em, đặc biệt là sơ sinh và trẻ nhỏ, hẹp khí phế quản thường rất phức tạp và nặng nề do làm tắc nghẽn đường thở,  giảm quá trình  thông khí,  dễ  suy  hô hấp, xẹpphổi và nhiễm trùng hô hấp, phụ thuộc máy thở dẫn đến tử vong.Tuy hiếm gặp, nhưng hẹpkhí phế quản là bệnh lý kèm theo khá thường thấy ở các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh(TBS)[1-3], làm nặng thêm tình trạng trước, trong và sau phẫu  thuật  sửa  chữa  TBS.  Do  vậy,  hẹp  khí  phế quản  cần  được  nhận  biết  sớm  trước  mổ  và  có những  chiến  lược  xử  trí  phù  hợp  để  có  thể  làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment