TỈ LỆ HÚT THUỐC LÁ Ở SINH VIÊN, HỌC SINH VÀ HỌC VIÊN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2002

TỈ LỆ HÚT THUỐC LÁ Ở SINH VIÊN, HỌC SINH VÀ HỌC VIÊN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2002

 TỈ LỆ HÚT THUỐC LÁ Ở SINH VIÊN, HỌC SINH VÀ HỌC VIÊN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2002

Đỗ Văn Dũng
TÓM TẮT :
Đây là một nghiên cứu nhẵm xác định tỉ lệ hút thuốc lá ở sinh viên, học sinh và học viên khu vực phía Nam và các yếu tố ảnh hưởng bằng cách khảo sát cắt ngang 5272 thanh niên tuổi từ 15-24 ở các trường trung học, đại học, cao đẳng, dạy nghề ở khu vực này với bộ câu hỏi tự điền. Nghiên cứu ghi nhận được tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm đối tượng này là 7,38% (KTC 95% là 6,66-8,10%). Tỉ lệ hút thuốc lá khác biệt đáng kể theo giới tính (ở nam là 14,25% và ở nữ là 0,08%), tuổi (tỉ lệ hút thuốc lá gia tăng từ 15 tuổi và tăng nhanh nhất từ 18-22 tuổi), loại hình học tập (học sinh phổ thông là 1,12%; học viên học nghề 15,61% và sinh viên đại học là 9,51%), mức độ vận động thể lực, nghề nghiệp cha, nơi sinh. Các yếu tố liên quan đến việc bắt đầu hút thuốc lá ở nam thanh niên theo mô hình Cox là loại hình học tập (trường dạy nghề có nguy cơ bắt đầu hút thuốc 3,3 lần, trường đại học có nguy cơ bắt đầu hút tăng gấp 1,5 lần) và vận động thể lực. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị cần đẩy mạnh ngay việc giáo dục phòng chống thuốc lá trong trường học, nhất là ở trường đại học, các trường dạy nghề. Cần tăng cường giáo dục thể chất ở trường phổ thông để góp phần ngăn chặn hành vi hút thuốc lá.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment