TỈ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2021

TỈ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2021

TỈ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2021
Lương Công Minh1, Nguyễn Thanh Bình2, Võ Đức Chiến1, Nguyễn Duy Phong3
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM
2 Đại học Trà Vinh
3 Đại học Y dược TP.HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Suy thận mạn tính là một tình trạng bệnh phức tạp, ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần người bệnh. Để đánh giá chính xác yếu tố về sức khỏe tâm thần, cụ thể là rối loạn lo âu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá về tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021. Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021 trên 221 người bệnh suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tỉ lệ lo âu ghi nhận trong nghiên cứu là  5,9%. Nghiên cứu ghi nhận khoảng cách đến BV, tai biến trong khi chạy thận nhân tạo liên quan đến tỉ lệ trầm cảm của người bệnh (p<0,001). Việc đảm bảo quá trình điều trị giúp người bệnh có tâm lý tốt hơn, từ đó, đảm bảo kết quả điều trị được tốt hơn.

Tại  Việt  Nam,  có  khoảng  6  triệu  người  bị STMT, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 NB đangtrong giai đoạn suy thận mạn giai đoạn cuối –thông tin này được báo cáo trong Hội Nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” [1]. Số lượng người bệnh suy  thận  giai  đoạn  cuối  cần  điều  trị  thay  thế chức năng thận trên thế giới hiện tại là rất lớn và không ngừng gia tăng.Với những sự tiến bộ của y học, người bệnh bị suy thận mạn tính đang có nhiều  biện  pháp  điều  trị  để  kéo  dài  sự  sống, trong đó phương án phổ biến nhất áp dụng cho suy thận giai đoạn cuối là chạy thận nhân tạo. Phương pháp này có thể giúp người bệnh kéo dài sự sống từ 1 năm (với tỷ lệ sống sót 79,6%) đến 10  năm  (10,5%).  Mặc  dù  vậy,  việc  chạy  thận nhân  tạo  cũng  đặt  ra  nhiều  hạn  chế  đối  với người bệnh và có thể dẫn đến các biến chứng về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế. Chi phí cho kỹ thuật  này,  nhưng  với  tính  chất  thường  xuyên phải thực hiện và kéo dài đã tạo nên những gánh nặng kinh tế đáng kể đối với NB và gia đình. Hơn nữa, việc cần thường xuyên thực hiện kỹ thuật khiến  NB  cần  di  chuyển  xa,  thay  đổi  lịch  sinh hoạt,  tới  bệnh  viện  3  lần1  tuần,…  từ  đó  có những ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Nhiều NB  trải  qua  trạng  thái  xung  đột  giữa sự  phụ thuộc vào người khác và máy chạy thận nhân tạo và  mong  muốn  được  độc  lập,  điều  này  ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với những người quan trọng nhất trong cuộc sống của họ [4]. Rối loạn lo âu của NB là một vấn đề quan trọng mà các nhân viên y tế phải quan tâm. Nhiều nghiên cứu khẳng định tỷ lệ lo lắng ở NB STMT cao. Các mối liên quan xác định giữa rối loạn lo âu, trầm cảm với tuổi, giới, tín ngưỡng tôn giáo, rối loạn giấc  ngủ  và  bệnh  từ  giai  đoạn  III  trở  lên[5, 6].Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của tác giả N. H. Juan  và  cộng  sự  năm  2014  trên  159  NB  chạy thận nhân tạo đã thực hiện thang đo lo âu và trầm cảm HADS cách nhau 1 năm. Kết quả tỷ lệ rối  loạn  lo  âu  và  trầm  cảm  lần  lượt  là  44,7-54,1%, tổng cộng là 12,7-18,5% NB có các triệu chứng khởi phát mới hoặc giảm triệu chứng vàcó mối liên quan tới giảm sự hỗ trợ xã hội và chất lượng tương tác xã hội [7].Bệnh  viện  Nguyễn  Tri  Phương  là  một  bệnh viện đa khoa hạng I, trực  thuộc  SởY  tếthành phốHồChíMinh. Chuyên khoa Thận học –Lọc máu  là một thế mạnh của bệnh viện với trung tâm  lọc  máu  chất  lượng  Nhật  Bản.  Số  người bệnh suy thận mạn tính đến khám, điều trị tại bệnh viện cũng không ngừng tăng lên trong các năm qua. Với thế mạnh của bệnh viện Nguyễn Tri Phương là có khoa nội thần kinh, và hiện tại các nghiên cứu về tình trạngtrầm cảm ở người bệnh suy thận mạn tính điều trị lọc máu tại bệnh viện còn hạn chế. Chính vì thế, chúngtôitiến hànhnghiên  cứu  “Trầm  cảm  theo  thang  điểm HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) và các yếu tố liên quan trên người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021”, với hai mục tiêu cụ thể như sau:-Xác định tỷ lệ người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có tình trạng rối loạn lo âu theo thang điểm HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) năm 2021.-Xác  định  mối  liên  quan  giữa  các  yếu  tố (tuổi,  trình  độ  học  vấn,  kinh  tế  và  hoàn  cảnh sống, hôn nhân, bảo hiểm y tế, tình trạng bệnh, tình trạng chạy thận nhân tạo) với tình trạng rối loạn lo âu trên người bệnh chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo âu, suy thận mạn tính, chạy thận nhân tạo

Tài liệu tham khảo
1. Phan Văn Báu (2016) Nghiên cứu chi phí-hiệu quả trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng thận nhân tạo tại bệnh viện và lọc máu màng bụng ngoại trú, Học Viện Quân Y, tr.16. 
2. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợ (2011) “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối”. Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, 2 (5), tr.22. 
3. Khan MA (2012) “Frequency of symptomatology in patients on hemodialysis: a single center experience”. Rawal Medical Journal, 37 (1), pp. 24-7. 
4. C. Shasty, M. H. Babaei (2012) “Examine the adequacy of dialysis in patients undergoing hemodialysis in Tehran Hospitals”. Ebnesina J, 40, 24-9. 
5. Goh Zhong Sheng, Griva Konstadina (2018) “Anxiety and depression in patients with end-stage renal disease: impact and management challenges–a narrative review”. International journal of nephrology and renovascular disease, 11, 93. 
6. Mosleh Hanan, Alenezi Meaad (2020) “Prevalence and factors of anxiety and depression in chronic kidney disease patients undergoing hemodialysis: a cross-sectional single-center study in Saudi Arabia”. Cureus, 12 (1) 
7. N. H. Juan, T. W. Jie, & et al (2015) “Prevalence and patterns of depression and anxiety in hemodialysis patients: A 12 month prospective study on incident and prevalent populations”. British journal of health psychology, 20 (2), 374-395. 
8. Nguyễn Thị Thùy Vân (2015) “Lo âu, trầm cảm của bệnh nhân lọ máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai và một số yếu tố liên quan”. Tạp chí Y học Việt Nam, 452, tr.40-41. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment