Tỉ lệ và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 TPHCM
Tỉ lệ và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 TPHCM.Bệnh chàm tay là một bệnh da nghề nghiệp phổ biến trên thế giới: đứng hàng đầu ở các nước công nghiệp (Châu Âu, Mỹ…) [5, 15, 47, 61]. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy bệnh chàm tay để lại các hậu quả to lớn về mặt kinh tế: hơn 1/3 người lao động bị chàm tay đã phải nghỉ việc từ 1 – 4 tuần (thời gian để bệnh chàm tay lành hoàn toàn) hoặc chuyển nghề do bệnh; 69% người bị chàm tay phải thường xuyên đi khám bệnh [42, 49, 61]; chỉ riêng tại Mỹ, chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh chàm tay ước lượng từ 222 triệu đến 1tỉ USD mỗi năm [78]. Bên cạnh các thiệt hại về kinh tế, bệnh chàm tay cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến giao tiếp hàng ngày (nắm tay, bắt tay) [80].
Nhân viên y tế (NVYT) là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm tay [30, 41, 47]. Trong công việc, NVYT phải sử dụng đôi taytiếp xúc với nước và/hoặc các hóa chất (các dị ứng nguyên gây chàm tay) lặp đi lặp lại mỗi ngày. Các hóa chất, các dị ứng nguyên gây chàm tay đã được nhận diện bao gồm các hóa chất dùng trong y khoa, hóa chất tẩy rửa, dung dịchsát khuẩn, cồn I-ốt, bột talc trong găng tay và thậm chí là găng tay cao su [47,114]. Điều này cho thấy NVYT tiếp xúc với nhiều dị ứng nguyên hơn các ngànhnghề khác. Với đặt thù nghề nghiệp liên quan đến tính mạng con người, NVYT phải trải qua đào tạo dài hạn tại trường lớp và thực hành lâm sàng nghiêm ngặt mới trở thành lực lượng lao động cho xã hội; kinh nghiệm của họ được tích lũytrong quá trình làm việc. Xã hội bị tổn thất khi họ phải nghỉ việc hoặc đổi nghề vì bệnh chàm tay.
Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp trên thế giới, được công nhận tại các nước như: Mỹ, các nước Bắc Âu, Ý, Anh, Nhật Bản. Các quốc gia này đều có các chương trình can thiệp nhằm phòng bệnh tại nơi làm việc để bảo đảm quyền lợi cho người lao động [47, 78, 93, 103, 120].2
Tại Việt Nam, bệnh chàm tay vẫn chưa được coi là bệnh nghề nghiệp[4] (do chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa chàm tay vànghề nghiệp, tỉ lệ chàm tay ở đối tượng có nguy cơ cao vẫn chưa rõ). Vì vậy,để có thêm các bằng chứng đưa bệnh chàm tay vào danh mục bệnh nghề nghiệp,cần phải có các nghiên cứu xác định rõ tỉ lệ bệnh chàm ở đối tượng có nguy cơcao và mối liên quan giữa bệnh chàm tay và nghề nghiệp.
Trong điều kiện bệnh chàm tay vẫn chưa được sự quan tâm của xã hội,việc điều trị và dự phòng bệnh chàm tay cho NVYT (đối tượng có nguy cơ bịchàm tay cao) là rất quan trọng. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy việc sửdụng kem dưỡng da có hiệu quả làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tái phát bệnh [45,60, 76, 119]. Hiện tại, vẫn chưa rõ phương cách nào để nâng cao tỉ lệ sử dụngkem dưỡng da cho các đối tượng này.
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở trên, đề tài “Tỉ lệ và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 TPHCM”được thực hiện với những mục tiêu sau đây:
1. Xác định tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm (thực trạng) bệnh chàm tay của nhânviên y tế đang làm việc trong các bệnh viện công lập tại quận 5 thành phốHồ Chí Minh năm 2013.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tếnhư: cơ địa dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay, vị trí công tác.
3. Xác định hiệu quả của can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe trongphòng ngừa bệnh chàm tay của nhân viên y tế.
MỤC LỤC Tỉ lệ và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 TPHCM
Trang phụ bìa
Trang
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………..iii
THUẬT NGỮ VIỆT ANH …………………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………….. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………………….. ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ……………………………………………………. x
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………. 3
1.1. Đại cương về bệnh chàm tay …………………………………………………………… 3
1.2. Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp………………………………………………….. 9
1.3. Bệnh chàm tay ở nhân viên y tế …………………………………………………….. 13
1.4. Các mô hình thay đổi hành vi và các nghiên cứu can thiệp thay đổi hành
vi trong phòng ngừa, điều trị bệnh chàm tay ………………………………………….. 26
1.5. Một số nhận xét về bệnh chàm tay của nhân viên y tế qua y văn……….. 36
1.6. Tổng quan về các bệnh viện công lập tại quận 5 TPHCM…………………. 38
2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……. 40
2.1. Giai đoạn 1 (mục tiêu 1 và mục tiêu 2)…………………………………………… 40
2.2. Giai đoạn 2 (mục tiêu 3)……………………………………………………………….. 46
2.3. Quản lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 57
2.4. Y đức trong nghiên cứu………………………………………………………………… 58
3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………… 60
3.1. Giai đoạn 1 …………………………………………………………………………………. 60
3.2. Giai đoạn 2 …………………………………………………………………………………. 74
4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………….. 81
4.1. Giai đoạn 1 ………………………………………………………………………………….. 81
4.2. Giai đoạn 2 (Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe)……………. 104
4.3. Tiêu chí để công nhận bệnh nghề nghiệp………………………………………. 111
4.4. Điểm mạnh và điểm yếu của đề tài ………………………………………………. 112
4.5. Tính ứng dụng …………………………………………………………………………… 114
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 116
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………………a
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. b
A. TIẾNG VIỆT………………………………………………………………………………… b
B. TIẾNG ANH ………………………………………………………………………………… d
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2017), “Tỉ lệ hiện mắc thời khoảng 1 năm bệnh chàm tay của nhân viên y tế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số2(1034) trang 205 – 207
2. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2017), “Các yếu tố nguy cơ trongbệnh chàm tay của nhân viên y tế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số 2(1034)trang 102 – 104
3. Đỗ Văn Dũng, Đặng Thị Ngọc Bích (2018), “Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe đến hành vi phòng ngừa bệnh chàm tay ở nhân viên ytế”, Tạp chí Y Học Thực Hành số 11 (1085) trang 46 – 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội (1998), Thông Tư Liên Tịch 08,
2. Đặng Thị Ngọc Bích (2008), Kiến Thức – Thái Độ – Thực Hành Và Tỉ Lệ Hiện Mắc Bệnh Chàm Bàn Tay Ở Thợ Hồ Tại Tổng Công Ty Xây Dựng – Thương Mại Số 3 TPHCM, Luận Án Tốt Nghiệp Chuyên Khoa Cấp IIDa Liễu, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.70-83.
3. Bộ Y Tế (2014), “Cán Bộ Y Tế”, Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2009-2013, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr.8.
4. Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội (2012), Nghiên Cứu Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp Và Những Bệnh Dự Kiến Được Bổ Sung, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=16925, Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
5. Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (2001), “Bệnh Da Nghề Nghiệp”, Giáo Trình Bệnh Da Và Hoa Liêu (dành cho đào tạo sau đạihọc), Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, tr. 231 – 236.
6. Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (2001), “Eczema (Bệnh Chàm)”, Giáo Trình Bệnh Da Và Hoa Liêu (dành cho đào tạo sau đại học), Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, tr. 201 – 207.
7. Đỗ Văn Dũng (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Y Dược, TPHCM,
8. Khương Văn Duy (2014), “Đại Cương Sức Khỏe Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Nghề Nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7-13.
9. Đỗ Văn Hàm (2007), Sức Khỏe Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 10 – 14.
10. Đỗ Văn Hàm (2007), Vệ Sinh Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Lao Động-Xã Hội, tr. 3.
11. Trương Công Hòa (2006), “Suy Diễn Nguyên Nhân”, trong sách: Dịch Tể Học Cơ Bản, (bài giảng của bộ môn Dịch Tễ, khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TPHCM), tr. 164-171.
12. Lưu Ngọc Hoạt (2009), Lồng ghép nhiều thiết kế trong 1 nghiên cứu, Bài giảng của viện YHDP và YTCC, Đại học Y Hà Nội,
13. Nguyễn Duy Hưng (2012), Bệnh Da Nghề Nghiệp, Trang thông tin điện tử của Viện Da Liễu Trung Ương,
14. Trần Hậu Khang (2014), “Viêm Da Cơ Địa”, trong sách: Bệnh Học Da Liêu, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr. 75 – 83.
15. Vũ Đình Lập, và cộng sự (1992), “Bệnh Da Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Da Và Các Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục, Bệnh Viện Da Liễu Xuất Bản, Sở Y Tế TPHCM, tr. 373 – 376.
16. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006), “Cỡ mẫu”, trong sách: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Y Khoa, tr. 34-43.
17. Lê Hoàng Ninh (2011), Phương Pháp Chọn Mẫu Và Xác Định Cỡ Mẫu Trong Nghiên Cứu Y Học, Nhà Xuất Bản Y Học, TPHCM, tr. 63-65.
18. Sở Y Tế TPHCM (2015), Sơ Đồ Tổ Chức Ngành Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, MEDINET-HCMC Mạng thông tin y tế TPHCM, http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/Pages/sdtc-y-tetp.aspx, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
19. Trần Thiện Thuần (2015), Tâm Lý Học, Nhà xuất bản Y Học. Đại học Y Dược TPHCM,
20. Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (2013), ILO Kêu Gọi Thế Giới Hành Động Đẩy Lùi Bệnh Nghề Nghiệp, http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Press releases/WCMS_211709/lang–vi/index.htm, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
21. Đặng Thị Tốn (2004), “Bệnh Chàm”, trong sách: Bài Giảng Bệnh Da Liêu, Nhà Xuất Bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 295 – 306.
22. Đào Thị Tú Trinh (2013), Đặc Điểm Lâm Sàng, Các Yếu Tố Liên Quan Và Chất Lượng Cuộc Sống Ở Bệnh Nhân Chàm Bàn Tay, Bàn Chân Tại Bệnh Viện Da Liêu TPHCM, Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, Đại Học Y Dược TPHCM,
23. Văn Thế Trung (2013), Chàm Thể Tạng – Những Điểm Mới Về Cơ Chế Sinh Học Và Khuynh Hướng Điều Trị Hiện Nay, Hội Y Học TPHCM, Báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên lần 2 năm 2013, Thành Phố Hồ Chí Minh.
24. Lê Tử Vân, Xuyền Khúc (2002), “Bệnh Da Theo Nguyên Nhân Ngành Nghề”, trong sách: Bệnh Da Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 75-229.
25. Khúc Xuyền (2002), “Tầm Quan Trọng Của Bệnh Da Nghề Nghiệp”, trong sách: Bệnh Da Nghề Nghiệp, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr.