TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2002-2003

TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2002-2003

 TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2002-2003 

Chu Văn Thiện*, Vũ Huy Trụ** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tính kháng thuốc của Salmonellagây bệnh thương hàn và đáp ứng trong điều trị. 
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả và phân tích 
Kết quả: có 46 bệnh nhi thương hàn cấy máu S. typhidương tính nhập khoa Nhiễm-Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/2002 đến 5/2003 với các kết qủa sau: 
* Tỷ lệ kháng chloramphenicol là 80,4%, kháng ampicillin là 76,1%, kháng cotrimoxazol là 78,3% và tỷ lệ đa kháng thuốc là 76,1%. Tỷ lệ đề kháng với acid nalidixic tăng cao 77,3%. Đối với cefotaxim, tỷ lệ nhạy cảm trên in vitrovẫn còn rất cao 100%. Đối với ciprofloxacin, tỷ lệ đề kháng là 2,2% và tỷ lệ giảm nhạy cảm tăng lên tới 20%. 
* Có sự liên quan giữa tính đa kháng thuốc, tính đề kháng với acid nalidixic với triệu chứng gan to, 
với sự giảm số lượng hồng cầu, sự giảm nồng độ Hb(p < 0,05). Sự hiện diện Bandneutrophil trong máu 
có liên quan với tính đề kháng của S. typhivới cotrimoxazol, acid nalidixic (P < 0,05). 
* Tỷ lệ đáp ứng lâm sàng của ceftriaxon 92,9%, cefotaxim 76,2% (16/21), pefloxacin 90,9% (10/11), 
ciprofloxacin 75% (3/4). 
* Thời gian cắt sốt (TGCS) tính chung là 125,7giờ. TGCS của cefotaxim là 143,6 giờ, của ceftriaxon là 
113,7giờ, của pefloxacin là 106,4giờ. TGCS của nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 (C3G) là 130 giờ, của 
nhóm fluoroquinolon (FQ) là 120 giờ và của nhóm điều trị phối hợp (C3G + FQ) là 97 giờ. 
* Thời gian điều trị (TGĐT) tính chung trung bình là 9,2 ngày. TGĐT của cefotaxim là 10,3 ngày, của 
ceftriaxon là 8,9 ngày, của ciprofloxacin là 8,7 ngày, của ofloxacin (1 ca) là 9 ngày, của pefloxacin là 8,3 
ngày, của nhóm C3G là 9,6 ngày, của nhóm FQ là 8,4 ngày và của nhóm phối hợp (C3G + FQ) là 8,5 
ngày. TGCS, TGĐT của pefloxacin ngắn hơn cefotaxim. TGCS của pefloxacinngắn hơn C3G (p<0,05). 
Kết luận: Vi trùng thương hàn đa kháng thuốc với tỷ lệ cao. Kháng sinh điều  trị thương hàn khu trú 
2 nhóm chính là C3G và FQ. Tuy nhiên, trong điều trị thương hàn trẻ em, còn nhiều ý kiến lo ngại về sử 
dụng FQ vì cho rằng tác dụng phụ tổn thương sụn khớp. Do đó, chúng tôi đề nghị chọn nhóm C3G trong 
điều trị thương hàn ở trẻ nhỏ. Đối với trẻlớn hơn 12 tuổi, nên dùng FQ ngay từ đầu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment