TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ TRONG CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ TUYẾN TỈNH TRỞ LÊN Ở VIỆT NAM

TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ TRONG CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ TUYẾN TỈNH TRỞ LÊN Ở VIỆT NAM

 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ TRONG CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ TUYẾN TỈNH TRỞ LÊN Ở VIỆT NAM

Lê Văn Thính1,2, Trần Viết Lực2, Nguyễn Thị Xuyên4, Michael Brainin5, Lê Hoàng Anh3,
Tóm tắt:
Mục đích: Đánh giá tình hình và thực trạng quản lý bệnh nhân đột quỵ ở các bệnh
viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trên cả nước.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả trong thời gian một tháng (1/4/2008 đến 1/5/2008), dùng bộ câu hỏi điều tra của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) để nghiên cứu hồi cứu tình hình và thực trạng chẩn đoán, chất lượng điều trị 4120 bệnh nhân đột quỵ nội trú (nam:58%, nữ:42% , tuổi từ 10 đến 97, phần lớn trên 60 tuổi (62,4%)) ở 78 bệnh viên từ tuyến tỉnh trở lên trong 64 tỉnh, thành trên cả nước. Bộ câu hỏi này đã từng được dùng đánh giá tình hình và thực trạng quản lý bệnh nhân đột quỵ trong các bệnh viện cấp tỉnh ở Trung quốc.
Kết quả: Nhồi máu não chiếm tỷ lệ 59,2%, chảy máu não chiếm 40,8% khi tính ở tất cả các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trong cả nước. Nếu theo từng khu vực, tỷ lệ nhồi máu não và chảy máu não tương ứng là 59% và 41% ở Miền Bắc, 62,6% và 37,8% ở Miền Trung, 57,4% và 32,6% ở Miền Nam. Thời gian nhập viện trung bình kể từ khi khởi phát đột quỵ là 42 giờ, cao nhất ở các bệnh viện Miền Bắc (54,3 giờ) và thấp nhất ở các bệnh viện Miền Nam (35,6 giờ). 84,6% bệnh viện tuyến tỉnh có máy cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT), cao nhất ở các bệnh viện Miền Bắc (90,9%) và thấp nhất ở Miền Nam (73,3%). Chỉ 50% bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh có Khoa Thần kinh hoặc có bác sỹ chuyên khoa Thần kinh, cao nhất ở Miền Bắc (56,3%) và thấp nhất ở Miền Nam (43,3%). Trong số 4120 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 3414 bệnh nhân (82,9%) được khẳng định chẩn đoán bằng phim chụp CLVT hoặc CHT. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ 4,6%, trong đó các bệnh viện Miền Bắc: 4,4%, Miền Trung: 4,1% và Miền Nam: 5%. Điểm mRS trung bình khi xuất viện 3 (mRS0:3,5%;
mRS1:10,7%; mRS2:18,7%; mRS3:26,2% ; mRS4:20,3%; mRS5:20,6% ) trong đó Miền Bắc: 3, Miền Trung: 2,9 và Miền Nam: 3,3, với thời gian nằm viện trung bình gần 3 tuần.
Kết luận: do điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, kiến thức của người dân và nhân viên y tế về phát hiện, chẩn đoán và xử trí đột quỵ chưa đầy đủ nên chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ chưa cao (điểm mRS khi ra viện hầu hết bằng 3). Do vậy, cần
có những chiến lược hiệu quả về Đào tạo, Can Thiệp và Quản lý Đột quỵ (như chương trình Chẩn đoán và Xử trí cơ bản Đột quỵ do Bộ Y Tế và Tổ chức Đột quỵ
Thế Giới phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của công ty Ebewe Pharma) để nâng cao nhận thức của người dân về bênh và cải thiện kiến thức cho các nhân viện y tế đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bệnh nhân đột quỵ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment