Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Tỉnh Yên Bái năm 2019
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Tỉnh Yên Bái năm 2019
Trương Thị Thùy Dương1, Trần Thị Hồng Vân1, Nguyễn Thị Thanh Tâm1, Trần Thị Huyền Trang1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 535 học sinh nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2019. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và cân đo trực tiếp. Sử dụng chuẩn tham khảo quốc tế để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh dân tộc thiểu số là 15,0% cao hơn so với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 4,5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số thừa cân, béo phì là 7,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng như tỷ lệ thừa cân, béo phì theo độ tuổi của học sinh tại 2 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộc hai huyện của tỉnh Yên Bái (p > 0,05).
Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề lớn ở các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, mặc dù đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ nhưng tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em lứa tuổi học đường từ 5 đến 19 tuổi trên toàn quốc vẫn còn ở mức cao là 14,8%.1 Những tỷ lệ SDD này phân bố không đồng đều, đặc biệt ở vùng nông thôn có tỷ lệ SDD cao hơn so với thành thị.2Bên cạnh đó, là vấn đề đáng báo động về sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì (TC – BP). Tỷ lệ TC – BP ở trẻ 5 – 19 tuổi tăng cao từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì khu vực nông thôn (18,3%) cũng gia tăng đáng kể .1,3Đã có nhiều nghiên cứu để đánh giá tỷ lệ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TẠI HAI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH YÊN BÁI NĂM 2019Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân,Nguyễn Thị Thanh Tâm và Trần Thị Huyền TrangTrường Đại học Y Dược, Đại học Thái NguyênNghiên cứu mô tả cắt ngang trên 535 học sinh nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2019. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và cân đo trực tiếp. Sử dụng chuẩn tham khảo quốc tế để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh dân tộc thiểu số là 15,0% cao hơn so với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 4,5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số thừa cân, béo phì là 7,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng như tỷ lệ thừa cân, béo phì theo độ tuổi của học sinh tại 2 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộc hai huyện của tỉnh Yên Bái (p > 0,05).Từ khoá: Học sinh, dân tộc thiểu số, phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở, tình trạng dinh dưỡng, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.I. ĐẶT VẤN ĐỀSDD và TC – BP ở trẻ dưới 5 tuổi và lứa tuổi người trưởng thành, trong khi chỉ có một số ít các nghiên cứu được thực hiện ở lứa tuổi học đường, đặc biệt độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Hơn nữa, rất ít các nghiên cứu liên quan đến đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi thực sự cần thiết, đây sẽ là cơ sở để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời, nhằm giảm thiểu những vấn đề sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng của học sinh lứa tuổi học đường, giúp xây dựng thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vững mạnh. Đề tài của chúng tôi tiến hành với mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2019.
https://thuvieny.com/tinh-trang-dinh-duong-cua-hoc-sinh-tai-hai-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru/