TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở BA TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2020

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở BA TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2020

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở BA TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2020
Lê Thị Hiệp1, Lê Danh Tuyên1, Trần Thúy Nga1, Trần Khánh Vân1, Phan Thị Hồng Diệu2, Nguyễn Thị Lan Phương1
1 Viện Dinh dưỡng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tiểu học hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 487 học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại tỉnh Điện Biên, Hà Nam, Thái Nguyên năm 2020 nhằm khảo sát TTDD của trẻ. Học sinh được xác định cân nặng, chiều cao để tính chỉ số Z-score. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm, thấp còi và TC-BP ở 3 tỉnh lần lượt là 5,5%, 15,6% và 24,2%. Học sinh nam có tỷ lệ bị TC-BP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ (p<0,01). So với học sinh nam, học sinh nữ có gia tăng cân nặng và chiều cao vượt trội ở thời điểm 8 tuổi. Kết luận: Học sinh tiểu học ở 3 tỉnh miền Bắc đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Học sinh nữ từ thời điểm 8 tuổi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để phát triển được tối đa tiềm năng về tầm vóc cũng như hạn chế các nguy cơ của SDD và TC-BP ở giai đoạn phát triển tiếp theo.

Hiện nay, tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ em, đặc biệt ở trẻ tiểu học, vẫn đang là vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng ở Việt Nam. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi tiền dậy thì, đây là giai đoạntrẻ tích lũychất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho sự phát triển vượt trội các giai đoạn sau.Ở độ tuổi này, bất cứ sự mất cân bằng về dinh dưỡng nào, dù là suy dinh dưỡng(SDD), thừa cân -béo  phì(TC -BP) hay thiếu vi chất dinh dưỡng đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyềncảvềtầm vóc,thể lực,trí tuệ, cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính khi trưởng thành, để lại nhiều hậu quả trước mắt cũng như lâu  dài,gây tổn thất lớn chotrẻ,gia đình và xã hội1.Việt  Namthuộc  nhóm  các  quốc  gia  có  thu nhập  trung  bình-thấp  và  đang  trong  giai  đoạn chuyển tiếp về dinh dưỡng với đặc điểm nổi bật là gánh nặngkép về dinh dưỡng: SDD và thừa cân, béophì cùng tồn tại song song. Trẻ em tiểu họckhông nằm ngoài xu hướng này. Bên cạnh những tác hạilâu dài của SDD thì TC -BPcũnglàm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và mắc các  bệnhmạn  tính  không  lây  như  đái  tháo đường, tăng huyết áp,bệnh tim mạch1.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
gánh nặng kép, SDD, thừa cân-béo phì, học sinh tiểu học, thấp còi

Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai, Bùi Thị Nhung. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh chương trình dinh dưỡng học đường nhằm cải thiện thể lực và trí lực của trẻ em Việt Nam. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực phẩm. 2016;12(1):1-6. 
2. Viện Dinh dưỡng, UNICEF. Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020 (2021). 
3. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm (2019). Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp làm giảm thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2018. Tạp chí Y học Dự phòng, 29 (5), 23-24. 
4. Bao Khanh Le Nguyen, Hop Le Thi, Van Anh Nguyen Do, Nga Tran Thuy và cộng sự (2013). Double burden of undernutrition and overnutrition in Viet Nam in 2011 results of the seanuts study in 5-11 yearold children. British journal of nutrition. 
5. Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Phương Lan, và Phạm Trung Kiên (2018). Thực trạng dinh dưỡng của học sinh lứa tuổi tiểu học tại thành phố Lạng Sơn. Tạp chí Y học Việt Nam, 472(Số đặc biệt), 344–249. 
6. Nguyễn Mỹ Hạnh, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Anh Vũ và cộng sự. (2016). Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, năm 2015. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 12(3), 41–46. 

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở BA TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2020

Leave a Comment