Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2015
Luận văn thạc sĩ Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2015.Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Cùng với sự thay đổi cấu trúc dân số, toàn cầu hóa, đô thị hóa và di dân, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu và thói quen sống, mô hình bệnh tật cũng có nhiều sự thay đổi. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh do nguyên nhân nhiễm trùng đang giảm thì tỷ lệ mắc BKLN lại gia tăng đến mức báo động, tỷ lệ mắc BKLN tăng nhanh từ 42,6% trong năm 1976 lên tới 71,6% trong năm 2010. WHO ước tính trong năm 2012 cả nước có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73% (379.600 ca). Trong số này các bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, COPD chiếm 7% và ĐTĐ chiếm 3% [1]. Ước tính năm 2012, gánh nặng (DALYs) của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam [2].
Những thay đổi sâu sắc trong chế độ ăn và lối sống đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của các BKLN có sự liên quan nhất định đến quá trình dinh dưỡng bao gồm yếu tố phong tục, lối sống và chế độ ăn. Áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tích cực tình trạng BKLN hiện nay, kể cả người đã mắc.
Tăng huyết áp (THA) là bệnh có tỷ lệ mắc và chết đứng hàng đầu trong BKLN. Ở các nước phát triển, tỷ lệ THA ở người lớn (> 18 tuổi) là khoảng gần 30% dân số, và hơn một nửa dân số trên 50 tuổi có THA. Theo thống kê ở Việt Nam, những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở người lớn là khoảng 11%, đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên 25,1%.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và mù lòa…Trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự năm 1996 cho thấy THA là nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não [3]. Ước tính có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não hàng năm. Điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các tỉnh phía bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch phối hợp với WHO thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do tăng huyết áp (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp (0,8%).
Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [5].
Tăng huyết áp mặc dù rất nguy hiểm nhưng có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực cùng với việc tăng cường năng lực hệ thống y tế để phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh [4]. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm soát bệnh THA, nhưng việc sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để can thiệp vào việc phòng và điều trị bệnh THA vẫn chưa được đề cập nhiều. Do đó để đưa ra các giải pháp khuyến cáo và phòng ngừa hiệu quả chúng tôi tiến hành đề tài “Tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2015” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2015.
2. Mô tả thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình năm 2015.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tăng huyết áp 3
1.1.1. Khái niệm bệnh tăng huyết áp 3
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp 3
1.1.3. Một số biến chứng chính của tăng huyết áp 4
1.1.4. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam 5
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 8
1.2.1. Một số nét về tình trạng dinh dưỡng 8
1.2.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 8
1.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp trên Thế giới, Việt Nam 16
1.3. Thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp 20
1.3.1.Thói quen ăn uống của bệnh nhân tăng huyết áp 20
1.3.2. Thói quen lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.3.4. Các phương pháp và công cụ thu thập số liệu 29
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá 32
2.3.6. Sai số và các biện pháp không chế sai số 34
2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu 34
2.3.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 36
3.1.2. Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu 40
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp 42
3.2.1. Các chỉ số nhân trắc của bệnh nhân tăng huyết áp 42
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp theo chỉ số BMI 43
3.2.3. Nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp theo chỉ số SGA 44
3.2.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp theo chỉ số vòng bụng và vòng mông 46
3.2.5. Các chỉ số sinh hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp 48
3.3. Thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp 49
3.3.1. Thói quen ăn uống của bệnh nhân tăng huyết áp 49
3.3.2. Thói quen lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp 53
3.3.3. Một số thói quen của bệnh nhân tăng huyết áp đến tình trạng dinh dưỡng 55
Chương 4: BÀN LUẬN 60
4.1. Thông tin chung của đối tượng 60
4.1.1. Phân bố theo tuổi, giới, khu vực 60
4.1.2. Tiền sử mắc bệnh của gia đình và đối tượng nghiên cứu 61
4.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp 63
4.2. Thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa Đông Hưng Thái Bình năm 2015 69
4.2.1. Thói quen ăn uống của bệnh nhân tăng huyết áp 69
4.2.2. Một số thói quen về lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp 71
KẾT LUẬN 76
KHUYẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam 3
Bảng 1.2: Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII 3
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC 4
Bảng 1.4: Tỷ lệ mắc bệnh THA ở độ tuổi 35-64 một số nước 5
Bảng 3.1: Phân bố tuổi trung bình theo giới ở bệnh nhân tăng huyết áp 36
Bảng 3.2. Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu về tăng huyết áp 40
Bảng 3.3: Tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân tăng huyết áp theo giới 41
Bảng 3.4: Trung bình cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông 42
Bảng 3.5: Tình trạng dinh dưỡng ở người tăng huyết áp theo chỉ số BMI 43
Bảng 3.6: Chỉ số BMI của bệnh nhân tăng huyết áp theo nhóm tuổi 43
Bảng 3.7: Chỉ số BMI của bệnh nhân tăng huyết áp theo nơi ở 44
Bảng 3.8: Phân bố nguy cơ dinh dưỡng theo SGA theo giới 44
Bảng 3.9: Chỉ số SGA của bệnh nhân tăng huyết áp theo nhóm tuổi 45
Bảng 3.10: Sự phối hợp giữa chỉ số SGA và chỉ số BMI 45
Bảng 3.11: Phân bố vòng bụng của bệnh nhân tăng huyết áp theo nhóm tuổi 46
Bảng 3.12: Chỉ số vòng bụng/ vòng mông (VB/VM) theo giới 47
Bảng 3.13: Một số chỉ số sinh hóa của đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tình trạng tăng huyết áp 49
Bảng 3.15: Một số thói quen ăn uống của bệnh nhân tăng huyết áp 49
Bảng 3.16: Thói quen chế biến các món ăn của bệnh nhân tăng huyết áp của theo giới 50
Bảng 3.17: Thói quen sử dụng các vị của bệnh nhân tăng huyết áp 51
Bảng 3.18: Liên quan giữa thói quen ăn uống và mức độ tăng huyết áp 52
Bảng 3.19: Phân bố tỷ lệ hút thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp 53
Bảng 3.20: Phân bố tỷ lệ tiêu thụ rượu, bia của bệnh nhân tăng huyết áp theo giới 54
Bảng 3.21: Thói quen tập thể dục của bệnh nhân tăng huyết áp theo giới 54
Bảng 3.20: Thói quen chế biến thực phẩm của bệnh nhân tăng huyết áp 55
Bảng 3.21: Khẩu vị ưa thích của người bệnh tăng huyết áp theo chỉ số BMI 56
Bảng 3.22: Một số thói quen ăn uống của bệnh nhân tăng huyết áp theo chỉ số BMI 57
Bảng 3.23: Mô tả một số thói quen và tình trạng thừa cân béo phì 58
Bảng 3.24: Mô tả một số thói quen và tình trạng CED 59
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ tăng huyết áp ở một số nước Châu Á 6
Biểu đồ 3.1: Phân bố người bệnh tăng huyết áp theo nhóm tuổi 37
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân mắc tăng huyết áp theo giới 38
Biểu đồ 3.3: Phân bố người bệnh tăng huyết áp theo trình độ học vấn 38
Biểu đồ 3.4: Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 39
Biểu đồ 3.5: Mức độ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 40
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ tương quan giữa chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng/vòng mông của bệnh nhân tăng huyết áp 47
https://thuvieny.com/tinh-trang-dinh-duong-thoi-quen-an-uong-va-loi-song-cua-benh-nhan-tang-huyet-ap/