Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023-2024

Luận văn thạc sĩ Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023-2024

Title:  Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023-2024
Authors:  Bùi, Thị Kim Huế
Advisor:  Nguyễn, Quang Dũng
Bùi, Vinh Quang
Keywords:  Dinh dưỡng;8720401
Issue Date:  2024
Abstract:  Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất. Nghiên cứu cắt ngang trên 170 người bệnh, tuổi trung bình 59,1±7,8. Kết quả cho theo PG-SGA có 62,4% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng vừa (PG-SGA B) và 33,5% suy dinh dưỡng nặng (PG-SGA C).Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất. Nghiên cứu cắt ngang trên 170 người bệnh, tuổi trung bình 59,1±7,8. Kết quả cho theo PG-SGA có 62,4% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng vừa (PG-SGA B) và 33,5% suy dinh dưỡng nặng (PG-SGA C).
Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư thường gặp thứ 2 ở cả nam và nữ1. Người bệnh ung thư phổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao trong quá trình mắc bệnh và điều trị do đa phần được phát hiện khi ở giai đoạn muộn.2 Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy suy dinh dưỡng làm giảm chất lượng cuộc sống và liên quan tới dung nạp điều trị. Giai đoạn bệnh và loại hình điều trị cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các vấn đề về dinh dưỡng.3 Đặc biệt với phương pháp hóa trị có nhiều tác dụng phụ, biến chứng như khô miệng, thay đổi vị giác, mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn ảnh hưởng tới tính trạng dinh dưỡng của người bệnh.4 Những phản ứng này dẫn đến TTDD vốn đã kém lại càng trở nên tồi tệ hơn.
Hiện tại, ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi, tuy nhiên công cụ sử dụng là SGA và đánh giá trên tất cả giai đoạn bệnh, trong khi PG-SGA là công cụ được khuyến nghị như một công cụ đặc hiệu trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh ung thư do có đánh giá các vấn đề dinh dưỡng thường gặp, phân loại mức độ suy dinh dưỡng và có đánh giá thang điểm để xác định loại hình can thiệp dinh dưỡng cần thực hiện với mỗi người bệnh.5
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành với mong muốn tìm hiểu đặc điểm tình trạng dinh dưỡng sử dụng công cụ PG-SGA trên người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2023. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng các chiến lược truyền thông, đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả điều trị với nhóm người bệnh này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
– Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh độ tuổi từ 20 đến 65 được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất đơn thuần và chưa từng điều trị phương pháp khác: xạ trị, phẫu thuật… Người bệnh được giải thích đầy đủ và đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, huyết động không ổn định, không đứng vững trên bàn cân hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của đo chiều cao của người trưởng thành.
Phương pháp
– Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2023 đến tháng 5 năm 2024.
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội I và Khoa Nội tổng hợp theo yêu cầu Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính cho một tỷ lệ:
n=Z_(1-α/2)^2 (p(1-p))/d^2
Trong đó:
n : Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
α : Mức ý nghĩa thống kê. Lấy giá trị α = 0,05
Z(1-/2) = 1,96 (với giá trị α = 0,05, độ tin cậy 95%)
p: Tỉ lệ người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV có suy dinh dưỡng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thái và cộng sự6 là 80.2% (p = 0,802 thì (1-p) = 0,198).
d: Sai số cho phép lấy d=0,06
Cỡ mẫu tính được làm tròn là : 170 BN.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả
1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất
Một số đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu như sau: Cân nặng trung bình của người bệnh là 54,1 ± 7,0 kg ở nam và 47,5 ± 6,2 kg ở nữ. BMI trung bình là 19,3 ± 2,3 kg/ m2. Hemoglobin ở cả nam 115,5 ± 19,7 g/l và nữ 114,3 ± 14,5 g/l đều trong giới hạn có thiếu máu.Tỷ lệ SDD của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:
– Theo PG – SGA: Tỷ lệ SDD là 95,9%, có đến 62,4% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa (PG-SGA B); 33,5% SDD nặng (PG-SGA C); PG-SGA A chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,1%. Cân nặng, BMI, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân giảm dần theo mức độ nặng của TTDD theo PG-SGA.
– Theo BMI: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 48,8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa 2 giới.
– Theo một số chỉ số hóa sinh máu: Theo Hemoglobin có tới 72,4% người bệnh bị thiếu máu.
– Có đến 71,7% người bệnh có tình trạng giảm cân trong 1 tháng qua.. Tỷ lệ giảm cân trong 6 tháng qua là 93%. Các triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến ăn uống của người bệnh trong 2 tuần qua là ăn không ngon miệng, chán ăn (77,6%); mệt mỏi (67,6%); khô miệng (65,9%); táo bón (40%); đau (31,2%); biến đổi mùi vị (31,2%).
2. So sánh giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất.
– Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Đặc biệt, trong lĩnh vực triệu chứng chiếm tỉ lệ và điểm tương đối cao như khó thở (29,0 điểm); ho (36,1 điểm); đau ngực (23,5 điểm) chiếm tỉ lệ lần lượt 85,9%; 71,8% và 46,5%.
1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất
Một số đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu như sau: Cân nặng trung bình của người bệnh là 54,1 ± 7,0 kg ở nam và 47,5 ± 6,2 kg ở nữ. BMI trung bình là 19,3 ± 2,3 kg/ m2. Hemoglobin ở cả nam 115,5 ± 19,7 g/l và nữ 114,3 ± 14,5 g/l đều trong giới hạn có thiếu máu.Tỷ lệ SDD của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:
– Theo PG – SGA: Tỷ lệ SDD là 95,9%, có đến 62,4% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa (PG-SGA B); 33,5% SDD nặng (PG-SGA C); PG-SGA A chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,1%. Cân nặng, BMI, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân giảm dần theo mức độ nặng của TTDD theo PG-SGA.
– Theo BMI: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 48,8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa 2 giới.
– Theo một số chỉ số hóa sinh máu: Theo Hemoglobin có tới 72,4% người bệnh bị thiếu máu.
– Có đến 71,7% người bệnh có tình trạng giảm cân trong 1 tháng qua.. Tỷ lệ giảm cân trong 6 tháng qua là 93%. Các triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến ăn uống của người bệnh trong 2 tuần qua là ăn không ngon miệng, chán ăn (77,6%); mệt mỏi (67,6%); khô miệng (65,9%); táo bón (40%); đau (31,2%); biến đổi mùi vị (31,2%).
2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất.
– Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Đặc biệt, trong lĩnh vực triệu chứng chiếm tỉ lệ và điểm tương đối cao như khó thở (29,0 điểm); ho (36,1 điểm); đau ngực (23,5 điểm) chiếm tỉ lệ lần lượt 85,9%; 71,8% và 46,5%.
1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất
Một số đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu như sau: Cân nặng trung bình của người bệnh là 54,1 ± 7,0 kg ở nam và 47,5 ± 6,2 kg ở nữ. BMI trung bình là 19,3 ± 2,3 kg/ m2. Hemoglobin ở cả nam 115,5 ± 19,7 g/l và nữ 114,3 ± 14,5 g/l đều trong giới hạn có thiếu máu.Tỷ lệ SDD của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:
– Theo PG – SGA: Tỷ lệ SDD là 95,9%, có đến 62,4% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa (PG-SGA B); 33,5% SDD nặng (PG-SGA C); PG-SGA A chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,1%. Cân nặng, BMI, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân giảm dần theo mức độ nặng của TTDD theo PG-SGA.
– Theo BMI: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 48,8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa 2 giới.
– Theo một số chỉ số hóa sinh máu: Theo Hemoglobin có tới 72,4% người bệnh bị thiếu máu.
– Có đến 71,7% người bệnh có tình trạng giảm cân trong 1 tháng qua.. Tỷ lệ giảm cân trong 6 tháng qua là 93%. Các triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến ăn uống của người bệnh trong 2 tuần qua là ăn không ngon miệng, chán ăn (77,6%); mệt mỏi (67,6%); khô miệng (65,9%); táo bón (40%); đau (31,2%); biến đổi mùi vị (31,2%).
2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất.
– Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Đặc biệt, trong lĩnh vực triệu chứng chiếm tỉ lệ và điểm tương đối cao như khó thở (29,0 điểm); ho (36,1 điểm); đau ngực (23,5 điểm) chiếm tỉ lệ lần lượt 85,9%; 71,8% và 46,5%.
1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất
Một số đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu như sau: Cân nặng trung bình của người bệnh là 54,1 ± 7,0 kg ở nam và 47,5 ± 6,2 kg ở nữ. BMI trung bình là 19,3 ± 2,3 kg/ m2. Hemoglobin ở cả nam 115,5 ± 19,7 g/l và nữ 114,3 ± 14,5 g/l đều trong giới hạn có thiếu máu.Tỷ lệ SDD của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:
– Theo PG – SGA: Tỷ lệ SDD là 95,9%, có đến 62,4% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa (PG-SGA B); 33,5% SDD nặng (PG-SGA C); PG-SGA A chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,1%. Cân nặng, BMI, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân giảm dần theo mức độ nặng của TTDD theo PG-SGA.
– Theo BMI: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 48,8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa 2 giới.
– Theo một số chỉ số hóa sinh máu: Theo Hemoglobin có tới 72,4% người bệnh bị thiếu máu.
– Có đến 71,7% người bệnh có tình trạng giảm cân trong 1 tháng qua.. Tỷ lệ giảm cân trong 6 tháng qua là 93%. Các triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến ăn uống của người bệnh trong 2 tuần qua là ăn không ngon miệng, chán ăn (77,6%); mệt mỏi (67,6%); khô miệng (65,9%); táo bón (40%); đau (31,2%); biến đổi mùi vị (31,2%).
2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất.
– Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Đặc biệt, trong lĩnh vực triệu chứng chiếm tỉ lệ và điểm tương đối cao như khó thở (29,0 điểm); ho (36,1 điểm); đau ngực (23,5 điểm) chiếm tỉ lệ lần lượt 85,9%; 71,8% và 46,5%.
URI: 
Appears in Collections: Luận văn thạc sĩ

Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment