Luận văn thạc sĩ Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của người bệnh Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 – 2022
Title: | Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của người bệnh Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 – 2022 |
Authors: | Le Duc, Dung |
Advisor: | Trinh Bao, Ngoc Nguyen Thuy, Linh |
Keywords: | DINH DƯỠNG;COVID-19;SUY DINH DƯỠNG;SỤT CÂN;THỪA CÂN-BÉO PHÌ;NUÔI DƯỠNG |
Issue Date: | 14/12/2023 |
Abstract: | Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp chế độ nuôi dưỡng là rất cần thiết trong việc điều trị người bệnh Covid-19, đặc biệt đối với người bệnh Covid-19 mức độ nặng và nguy kịch. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của người bệnh Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 – 2022” với 2 mục tiêu nghiên cứu là “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 – 2022” và “Mô tả chế độ nuôi dưỡng trong 3 ngày sau nhập viện của người bệnh Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 – 2022”. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang và chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng người bệnh Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 20 tuổi trở lên được chẩn đoán Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; Không có các khuyết tật như gù vẹo hay biến dạng cột sống và có thời gian nằm viện từ 7 ngày trở lên. Nghiên cứu thu được một số kết quả chính là: Nghiên cứu trên 101 người bệnh Covid-19 có độ tuổi trung bình là 73,18 ± 13,78 tuổi; Tỷ lệ nam, nữ lần lượt là: 47,52% và 52,48%. Tình trạng dinh dưỡng cụ thể theo chỉ số BMI có tỷ lệ suy dinh dưỡng là 11,88%, tỷ lệ thừa cân – béo phì là 36,63%; Theo tiêu chuẩn GLIM có tỷ lệ suy dinh dưỡng là 60,39%, trong đó 34,65% là suy dinh dưỡng mức độ vừa và 25,74% là suy dinh dưỡng mức độ nặng; Theo giá trị xét nghiệm Albumin có tỷ lệ suy dinh dưỡng là 91,09%; Theo giá trị xét nghiệm Prealbumin có tỷ lệ suy dinh dưỡng là72,83%. Đặc biệt có tới 83,17% người bệnh sụt cân sau quá trình nằm viện điều trị. Chế độ nuôi dưỡng trong 3 ngày sau nhập viện có kết quả là người bệnh được nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa hoàn toàn trong 3 ngày có tỷ lệ cao, trong đó lần lượt từ ngày thứ nhất là 81,19%, ngày thứ 2 là 81,19% và ngày thứ 3 là 71,29%. Người bệnh trong nghiên cứu cần được hỗ trợ trong ăn uống hoàn toàn với tỷ lệ trong 3 ngày lần lượt có ngày thứ nhất là 77,23%, ngày thứ 2 là 83,17%, ngày thứ 3 là 85,15%. Thành phần dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng, vitamin và khoáng chất được tăng dần theo từng ngày nuôi dưỡng để đạt được nhu cầu khuyến nghị. |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn