Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên năm 2023 – 2024

Luận văn thạc sĩ Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên năm 2023 – 2024

Title:  Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên năm 2023 – 2024
Authors:  Bùi Thị, Ánh Nguyệt
Advisor:  Đỗ, Nam Khánh
Keywords:  tình trạng dinh dưỡng;tăng huyết áp
Issue Date:  2024
Abstract:  Mục tiêu: Mô tả tình thừa cân béo phì và một số đặc điểm xét nghiệm hoá sinh của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023-2024.
Phương pháp, đối tượng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả: Nghiên cứu có tổng số 251 đối tượng, trong đó 49% là nam và 51% là nữ. Nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, sau đó là độ tuổi từ 70 trở lên chiếm 41,4%, đứng thứ 3 là nhóm tuổi từ 40-59 chiếm 14,1% và cuối cùng là độ tuổi dưới 40 chiếm 1,6%. Các bệnh lý kèm theo của đối tượng gặp nhiều nhất là cơ xương khớp với 36,3%, ngay sau đó là đái tháo đường là 30,7%, bệnh lý tiêu hoá với 25,1%, bệnh lý gan mật là 16.3%, bệnh hô hấp và thận tiết niệu lần lượt là 12,0% và 12,4%, cuối cùng là bệnh lý tim mạch là 11,6%. Đa số đối tượng nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng tiền béo phì (48,2%), tiếp sau đó là nhóm có tình trạng dinh dưỡng bình thường (29,9%). Tỷ lệ béo phì chiếm 21,9%, chủ yếu là béo phì độ I (21,1%), béo phì độ II chỉ chiếm 0,8%. Không có trường hợp đối tượng nào được ghi nhận là nhẹ cân. Có 76,9% người bệnh Glucose máu bình thường, đối với nam giới có tỷ lệ bình thường là 76,4%, nữ giới là 77,3%. Phần lớn, người bệnh đã kiểm soát được Triglyceride và Cholesterol tỷ lệ là 79,3% và 70,1%. Tần suất sử dụng thực phẩm: Người bệnh thường xuyên sử dụng thịt nhưng ít sử dụng cá, đậu đỗ trứng, sữa. Mối liên quan: Sinh sống ở nông thôn/miền núi có ít nguy cơ TCBP, chỉ bằng 0,4 lần so với các đối tượng ở thành phố (95% CI: 0,2 – 0,8). Những người tiêu thụ ít thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có nguy cơ TCBP chỉ bằng 0,4 lần so với nhóm tiêu thụ nhiều đồ ăn này (95% CI: 0,1 – 0,9).
URI: 
Appears in Collections: Luận văn thạc sĩ

Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment