Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình năm 2023-2024”

Luận văn thạc sĩ Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình năm 2023-2024”

Title:  Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình năm 2023-2024”
Authors:  Tô, Thị Quyên
Advisor:  PGS.TS. Phạm, Văn Phú
TS. Phan, Thị Minh Ngọc
Keywords:  #Tình trạng dinh dưỡng #mối liên quan #của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Phòng khám Đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình năm 2023-2024
Issue Date:  12/11/2024
Abstract:  Dinh dưỡng trong từng giai đoạn có những tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ từ trong giai đoạn bào thai cho đến khi trưởng thành1. Những giai đoạn quan trọng quyết định đến sự phát triển của mỗi con người là giai đoạn bào thai, trẻ dưới 2 tuổi. Trong giai đoạn này trẻ có nhu cầu rất lớn về dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ tăng trưởng phát triển về thể chất và dần hoàn thiện chức năng các cơ quan, bộ phận. Việc nuôi dưỡng trẻ thời kỳ này đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ sau này. Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ thì trẻ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ngược lại, nếu trẻ không được nuôi dưỡng hợp lý và đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng (SDD) và nhiều bệnh tật liên quan.
Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội1. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ suy dinh dưỡng nhưng thường gặp nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ trong giai đoạn dưới 24 tháng tuổi.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 500 triệu trẻ em SDD thiếu protein-năng lượng ở những thể khác nhau. Khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân và 20 triệu trẻ em bị SDD thể nặng 2. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 thể nhẹ cân là 17,5%, trong đó độ I cao nhất chiếm 15,4%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 29,3%. Năm 2018 tỷ lệ thể nhẹ cân là 12,8%, trong đó độ I chiếm 11,4% và 23,2% thể thấp còi3.
URI: 
Appears in Collections: Luận văn thạc sĩ

Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment