Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2021
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2021
Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Quang Dũng, Bùi Vinh Quang, Trần Châu Quyên, Bùi Thị Kim Huế, Trần Thị Năm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư đầu cổ điều trị xạ trị. Nghiên cứu cắt ngang trên 150 người bệnh, tuổi trung bình 53,3 ± 9,15. Kết quả theo PG-SGA có 78,6% người bệnh có suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ suy dinh dưỡng (PG-SGA B 47,3%, PG-SGA C 31,3%). PG-SGA B, PG-SGA C chiếm tỷ lệ cao ở ung thư vòm-mũi họng, thanh quản-hạ họng, khoang miệng (p = 0,016), giai đoạn nặng III, IV (p = 0,013), người bệnh điều trị hóa xạ trị đồng thời (p < 0,01). Cân nặng, chu vi vòng cánh tay, chu vi vòng bắp chân, albumin, hemoglobin giảm dần theo mức độ trầm trọng SDD (p < 0,05). Ngoài ra, tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ tới chất lượng cuộc sống (p < 0,05). Người bệnh ung thư đầu cổ dễ bị suy dinh dưỡng trong quá trình xạ trị, vì vậy tình trạng dinh dưỡng nên được sàng lọc, đánh giá và can thiệp trong quá trình điều trị.
Người bệnh mắc ung thư đầu cổ (UTĐC) ở vị trí như khoang miệng, hầu họng, thanh quản và tuyến nước bọt có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) cao trong quá trình mắc bệnh và điều trị, bởi khối u và các phương pháp điều trị gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày như nuốt, ăn uống, thở và giao tiếp.1 Đặc biệt với phương pháp xạ trị (XT), tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khu vực chiếu xạ, thời gian điều trị mà tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra khác nhau, có liên quan tới tác động cấp tính và muộn của quá trình điều trị xạ trị như viêm niêm mạc miệng, khô miệng, thay đổi vị giác, khó nuốt, đau khi nuốt, đau rát cổ họng và chán ăn… Những phản ứng này dẫn đến TTDD vốn đã kém lại càng trở nên tồi tệ hơn.2Người bệnh UTĐC điều trị xạ trị có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, có tới 80% bệnh nhân sụt cân trong thời gian điều trị.3 Ngoài ra, các nghiên cứu cũngđưa ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư đầu cổ gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi, suy giảm chức năng miễn dịch, tăng biến chứng, đặc biệt là giảm chất lượng cuộc sống (CLCS) dẫn tới tăng tiến triển bệnh và tử vong.4Nghiên cứu tại Bệnh viện K năm 2018 cho thấy 63% người bệnh ung thư khoang miệng SDD.5Esra Citak phát hiện 74% người bệnh UTĐC có tình trạng SDD.6Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung bướu hạng 1 trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện đang đẩy mạnh chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Việc phối hợp nhóm giữa bác sỹ điều trị, điều dưỡng chăm sóc, dược sỹ lâm sàng và cán bộ dinh dưỡng đã bước đầu cho thấy những hiệu quả điều trị tích cực cho người bệnh.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com