Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2019

Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2019

Luận văn thạc sỹ y học Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2019.Ngày nay, dân số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), dân số già là một thách thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo dân số của Tổng cục điều tra dân số (2010) tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số Việt Nam đã lên đến 10% vào năm 2012 [1]. Dân số già hóa kéo theo tỷ lệ mắc các bệnh tuổi già ngày càng tăng.
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư ở các nước phát triển. Theo báo cáo của WHO tỷ lệ mắc mới của TBMMN trong một năm là từ 100-250/100.000 dân [2]. TBMMN là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh, gia đình và xã hội. Năm 2013 trên toàn cầu, có gần 25,7 triệu người sống sót sau TBMMN, 6,5 triệu người chết vì TBMMN, 113 triệu người giảm hoặc mất khả năng vận động dẫn đến khyết tật do TBMMN, 10,3 triệu người mắc mới TBMMN [3]. Chi phí cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân TBMMN rất tốn kém song kết quả đạt được còn hạn chế. Hoa Kỳ mỗi năm chi tiêu 7 tỷ đô la cho TBMMN, ở Pháp chi phí cho TBMMN chiếm 2,5-3,0% tổng số chi phí y tế trong cả nước [4]. 


 Ở Việt Nam, vấn đề dịch tễ học TBMMN trong cộng đồng chỉ mới được quan tâm gần đây. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có nhiều người mắc bệnh lý mạch máu não và có tỷ lệ từ vong rất cao. Theo công trình nghiên cứu dịch tễ học TBMMN ở Việt Nam từ năm 1989-1994 của Bộ môn thần kinh trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ hiện mắc ở Hà Nội là 105/100.000 dân, ở thành phố Hồ Chí Minh là 400/100.000 dân, ở Huế là 106/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong do TBMMN ở 3 địa phương trên lần lượt là: 17,6% ở Hà Nội, 28,0% ở thành phố Hồ Chí Minh và 30,7% ở Huế [5].
Bệnh nhân TBMMN thường giảm hoặc mất khả năng vận động, liệt nửa người, rối loạn nuốt, giảm độ nhạy của các cơ quan cảm thụ: thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Những vấn đề này thường làm bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, ăn uống. Từ đó thể trạng cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân giảm rõ rệt, tăng nguy cơ SDD [6].  
Tình trạng SDD trong quá trình nằm viện chiếm tỉ lệ khá cao. Ở Úc tỷ lệ SDD ở người bệnh mới vào viện chiếm khoảng 40%. Ở Brazil tỷ lệ SDD nằm viện là 56,5%, trong đó SDD nặng là: 17,4%, SDD nhẹ và vừa là 39,1% [7]. Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng châu Âu ESPEN (2006) thì tỷ lệ SDD chiếm 20 – 60% bệnh nhân nằm viện và có đến 30 – 60% bị giảm cân trong thời gian điều trị [8]. 
Người ta ước tính cứ 5 bệnh nhân TBMMN nhập viện thì có 1 bệnh nhân có tình trạng SDD [9]. Một nghiên cứu của Foley NC (2009) ước tính tỷ lệ SDD sau TBMMN dựa trên 18 báo cáo khác nhau nhận thấy tỷ lệ SDD dao động từ 6,1 đến 62,0% [10]. Bệnh nhân TBMMN nếu kèm theo SDD càng làm tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn bệnh viện, tàn phế, tăng thời gian nằm viện và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Để có thể góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị cũng như giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm biến chứng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh TBMMN. Đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2019” được tiến hành nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019.
2. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Đại cương về tai biến mạch máu não    3
1.1.1. Định nghĩa    3
1.1.2. Phân loại    3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ    4
1.1.4. Tỷ lệ mắc TBMMN trên Thế Giới và ở Việt Nam    6
1.2. Dinh dưỡng đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não    7
1.2.1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân TBMMN    7
1.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân TBMMN    8
1.2.3. Phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân TBMMN    9
1.2.4. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân TBMMN    12
1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng    14
1.3.1. Khái niệm    14
1.3.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng đối với người bệnh TBMMN    14
1.4. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng người bệnh TBMMN    20
1.4.1. Thế Giới    20
1.4.2. Việt Nam    21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    22
2.2. Thiết kế nghiên cứu    22
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    22
2.3.1. Cỡ mẫu    22
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu    23
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá    23
2.4.1. Nhân trắc    23
2.4.2. Sàng lọc dinh dưỡng theo bộ công cụ NRS 2002    25
2.4.3. Thực trạng nuôi dưỡng và khẩu phần ăn    27
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu    27
2.6. Quy trình thu thập số liệu    28
2.7. Phân tích số liệu    29
2.8. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu    29
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    31
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    33
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu lúc nhập viện    33
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu sau quá trình nằm viện    37
3.3. Thực trạng nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu    39
3.3.1. Các đường nuôi ăn và thời gian nuôi ăn    39
3.3.2. Khẩu phần ăn trong quá trình nằm viện    41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:    44
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    46
4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu lúc nhập viện    46
4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu sau 7 ngày nhập viện    51
4.3. Thực trạng nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu    54
4.3.1. Các đường nuôi dưỡng và thời gian nuôi ăn    54
4.3.2. Khẩu phần ăn trong quá trình nằm viện    55
KẾT LUẬN    59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:     Phân loại tình trạng dinh dưỡng cho người trưởng thành    16
Bảng 3.1.     Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    31
Bảng 3.2.     Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.3.     Số đối tượng nghiên cứu sử dụng MUAC và chiều dài cẳng chân để ước tính cân nặng và chiều cao    33
Bảng 3.4.     Đặc điểm nhân trắc của bệnh nhân lúc nhập viện    34
Bảng 3.5.     Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi vòng cánh tay    35
Bảng 3.6.     Phân loại giữa BMI và nhóm tuổi của bệnh nhân lúc nhập viện    35
Bảng 3.7.     Mối liên quan giữa NRS 2002 và BMI của bệnh nhân lúc nhập viện    36
Bảng 3.8.     Thay đổi chu vi vòng cánh tay trong tuần đầu nhập viện    37
Bảng 3.9.     Thay đổi cân nặng của bệnh nhân trong tuần đầu nhập viện    37
Bảng 3.10.     Chỉ số BMI lúc nhập viện và sau 7 ngày nằm viện    37
Bảng 3.11.     Chỉ số Albumin, CRP, Hemoglobin máu trong 7 ngày nằm viện    38
Bảng 3.12.     Chỉ số Cholesterol, Triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol máu trong 7 ngày nằm viện    38
Bảng 3.13.     Tỷ lệ các đường nuôi dưỡng bệnh nhân trong 7 ngày từ lúc nhập viện    39
Bảng 3.14.     Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện    40
Bảng 3.15.     Tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày trong vòng 48h đầu sau nhập viện    40
Bảng 3.16.     Mức tiêu thụ năng lượng trung bình từ khẩu phần ăn  trong 7 ngày nuôi dưỡng    41
Bảng 3.17.     Giá trị năng lượng và protein theo cân nặng bệnh nhân  đạt được trong tuần đầu nhập viện    41
Bảng 3.18.     Mức năng lượng khẩu phần bệnh nhân đạt được trong ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện    42
Bảng 3.19.     Mức protein khẩu phần bệnh nhân đạt được trong ngày đầu nhập viện và ngày 7 sau nằm viện    43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 .     Các bệnh lý khác kèm theo    33
Biểu đồ 3.2.     Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo BMI    34
Biểu đồ 3.3.     Nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện theo NRS 2002    36
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.     Các bước đo chu vi vòng cánh tay    23
Hình 2.2.     Cách đo chiều dài cẳng chân    24

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment