TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Hồng Thị Khánh Vân1,, Phạm Thị Bích Phượng2

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tất cả các mẫu là trực khuẩn gram âm thường gặp được phân lập từ các bệnh phẩm hàng ngày theo quy trình phân lập, định danh và kháng sinh đồ tại phòng Vi sinh Bệnh viện Bình Dân từ tháng 02/2018 đến tháng 01/2020. Nghiên cứu được thực hiện trên 46.208 mẫu bệnh phẩm khác nhau của bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn và có 16.509 mẫu cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ là 35,73%, trong đó vi khuẩn gram âm thường gặp chiếm tỷ lệ 93,30%. Trong nhóm vi khuẩn gram âm thường gặp là E.coli 61,13%, Klebsiella spp. 16,99%, Pseudomonas spp. 11,16%, Proteus spp. 5,55%, Acinetobacter spp. 3,02%, và Enterobacter spp. 2,15%. A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumonia kháng trên 50% 22 loại kháng sinh đang được sử dụng tại bệnh viện. E. coli kháng hết các kháng sinh họ Cephalosporin, Levofloxacin. E. cloacae đề kháng cao > 40% tất cả các kháng sinh. P. mirabilis tỷ lệ nhạy còn cao.

Sự ra đời của kháng sinh Penicilline đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của nền y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Từ đó cho đến nay, kháng sinh luôn được cải tiến về chất lượng và phổ tác dụng nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Việc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý, tràn lan và kéo dài trong điều trị cũng như dự phòng là những nguyên nhân làm gia tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn. Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý hiện nay vẫn đang là nỗi trăn trở của người thầy thuốc và là
một thách thức lớn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh khá cao như ở Bệnh viện Cấp cứ Chi tiết bài viết
Từ khóa

vi khuẩn gram âm, kháng kháng sinh, Bệnh viện Bình Dân
Tài liệu tham khảo
1. Chu Thị Hải Yến và cộng sự (2014). Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 18, số 5, trang 75-82.
2. Đinh Thị Xuân Mai, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2017). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 21, số 5, trang 214-220.
3. European Centre for Disease Prevention and Control (2018). Surveillance of antimicrobial resistance in Europe 2017. Annual Report of the European Antimicrobial Resistance Surveillance Network (EARS-Net).
4. Lê Huy Thạch và cộng sự (2014). Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2020. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 25, số 1, trang 178-185.
5. Lê Thị Kim Hương, Nguyễn Đỗ Phúc (2014). Khả năng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 18, phụ bản của số 6, trang 326-331.
6. Lê Thùy Dương và cộng sự (2019). Sự đề kháng kháng sinh của trực khuẩn gram âm gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Quân Y 175. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 23, số 2, trang 93-99.
7. Mai Nguyệt Thu Huyền, Nguyễn Đình Duy và Nguyễn Hữu Lân (2018). Các vi khuẩn thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 11/2016 – 11/2017. Tạp chí Y học TP. HCM, tập 22, số 5, trang 196-200.

TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Leave a Comment