Tốc độ âm hóa đờm của hóa trị liệu lao ngắn ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992

Tốc độ âm hóa đờm của hóa trị liệu lao ngắn ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992

Tên bài báo:Tốc độ âm hóa đờm của hóa trị liệu lao ngắn ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992

Tác giả:Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Duy Linh
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:1995Số:2Trang:10-12
Tóm tắt:
Mục đích: tìm hiểu sự áp dụng hóa trị liệu lao ngắn ngày với phác đồ 2SHRZ/6HE có giúp đạt được yêu cầu của chiến lược hóa trị liệu hay không. Đây chính là nhiệm vụ của công tác xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao để đánh giá mức độ và tốc độ âm hóa đờm. Đối tượng: tất cả các BN lao phổi mới có trực khuẩn (M+) của 10 quận-huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh, được điều trị trong năm 1992. Phương pháp: BN được làm xét nghiệm đờm soi trực tiếp để theo dõi giám sát (kiểm soát). Kết quả: số BN M(+) là 2160 (trên tổng số BN là 2257). Bảng 1 cho thấy tỉ lệ % âm hóa đờm theo thời gian (tuần). Bảng 2: Mức độ và tốc độ âm hóa đờm. Kết luận: các kết quả trên cho thấy hóa trị liệu ngắn ngày với phác đồ 2SHRZ/6HE là có hiệu quả, cho tỉ lệ âm hóa đờm cao và với tốc độ nhanh. Kinh nghiệm này của TP.Hồ Chí Minh được vận dụng cho các tỉnh miền.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment