Luận văn thạc sĩ TỔNG QUAN HỆ THỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP BẰNG ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Title: | TỔNG QUAN HỆ THỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP BẰNG ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ |
Authors: | Đỗ Hoàng Ngọc, Mai |
Advisor: | Trần Xuân, Bách |
Keywords: | Can thiệp âm nhạc;nhân viên y tế |
Issue Date: | 11/2024 |
Abstract: | Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá có hệ thống này điều tra các biện pháp can thiệp bằng âm nhạc được sử dụng trên thế giới để cải thiện tình trạng sức khoẻ tinh thần của Nhân viên y tế. Nguồn dữ liệu: Pubmed Tiêu chí bao gồm và loại trừ nghiên cứu: Các bài báo toàn văn bằng tiếng Anh đã được công bố tính đến 03/2024 nếu nghiên cứu đánh giá việc sử dụng can thiệp âm nhạc để cải thiện sức khoẻ tinh thần trên đối tượng Nhân viên y tế . Trích xuất dữ liệu: Dữ liệu được trích xuất bằng bảng tính Excel, trích xuất độc lập các đặc điểm nghiên cứu, tần suất và loại tương tác âm nhạc, các biện pháp về tình trạng kiệt sức và kết quả của tình trạng kiệt sức (căng thẳng nghề nghiệp, ứng phó với căng thẳng và các triệu chứng liên quan như lo lắng). Tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu và kết quả đã được tóm tắt, đánh giá chất lượng các nghiên cứu đưa vào tổng quan hệ thống bằng Thang điểm GRADE (Grading of Recommendations, Assessment, Development and Evaluation). Kết quả: Sau khi tìm kiếm được 178 nghiên cứu, đọc toàn văn đưa 14 nghiên cứu vào tổng quan hệ thống trong đó có 2 nghiên cứu cắt ngang, 5 nghiên cứu thuần tập và 7 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Các nghiên cứu cắt ngang báo cáo về việc nhân viên y tế tự lựa chọn biện pháp đối phó với căng thẳng cá nhân là nghe nhạc, trong đó các hoạt động tập thể có tác dụng gắn kết và xây dựng môi trường làm việc lành mạnh nhưng không có tác dụng cải thiện triệu chứng cá nhân. Các nghiên cứu thuần tập và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng báo cáo về phương pháp can thiệp âm nhạc được sử dụng là Gõ ứng tấu, Sáng tác, Nghe nhạc tác động lên 2 nhóm triệu chứng chính: trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Kết luận: Can thiệp bằng nghe nhạc chủ động và nghe nhạc kết hợp với 1 biện pháp khác (massage, thư giãn, thiền, Yoga,..) với nhịp độ 60-80 nhịp/phút có tác dụng giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng ở Nhân viên y tế. |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn