TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ CHOLESTEATOMA

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ CHOLESTEATOMA

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ CHOLESTEATOMA
Lã Quý Dân1,, Cao Minh Thành1
1 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma cần được điều trị bằng phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng mục tiêu chung bao gồm loại bỏ bệnh tích, phục hồi hoặc bảo tồn thính giác và đảm bảo thẩm mỹ. Mục đích: Nghiên cứu này tập trung vào phương pháp phẫu thuật và các kết quả thu được khi điều trị cholesteatoma ở tai giữa bằng phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Một đánh giá có hệ thống về các tài liệu đã được thực hiện. Tổng cộng có 22 bài báo bao gồm 1624 tai được phẫu thuật bằng phương pháp phẫu thuật khác nhau, 6 nghiên cứu thực hiện phẫu thuật nội soi. Kết quả và kết luận: Phương pháp phẫu thuật kín cải thiện thính lực tốt hơn nhưng tỉ lệ sót cholesteatoma và tái phát cao hơn phẫu thuật hở. Kỹ thuật nội soi là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp lấy bỏ bệnh tích, bảo tồn giải phẫu tai giữa và xương chũm, cải thiện thính lực, tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm. Các phương pháp phẫu thật khác nhau cho các kết quả khác nhau. Việc lựa chọn kỹ thuật phụ thuộc vào các yếu tố như đặc điểm giải phẫu, thính lực, chức năng vòi nhĩ, trình độ của phẫu thuật viên, mong muốn của bệnh nhân, vị trí và mức độ lan tràn cholesteatoma… Kết quả nghiên cứu này gợi ý một số ứng dụng trong lâm sàng và nghiên cứu. Các bằng chứng về hiệu quả giữa các phẫu thuật khác nhau trên cùng một loại viêm tai giữa vẫn còn hạn chế, đòi hỏi cần có thêm những nghiên cứu so sánh để có thể tìm được những phương pháp tối ưu trong thực hành lâm sàng.

Viêm tai giữa (VTG) mạn là tình trạng viêm nhiễm  trong  tai  giữa,  kéo  dài  ≥12  tuần,  được chia làm 2 loại là: VTG mạn có lỗ thủng màng nhĩ và VTG mạn không có lỗ thủng màng nhĩ, VTG mạn có cholesteatoma là VTG nguy hiểm, vì đặc điểm của cholesteatoma là phá hủy xương có thể gây biến chứng nguy hiểm như liệt VII, viêm mê nhĩ, viêm màng não, abcess não, viêm tĩnh mạch bên, ngoài ra còn làm giảm sức nghe hoặc điếc ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt của người bệnh, và dễ tái phát sau phẫu thuật. VTG mạn chiếm tỷ lệ 3-5% dân số, gặp ở mọi lứa tuổi; trong đó lứa tuổi từ 10 –40 tuổi là hay gặp nhất và không có sự khác biệt giữa 2 giới nam  và  nữ[1]Theo  các  nghiên  cứu  cho  thấy cholesteatoma gặp ở cả 2 loại viêm tai giữa mạn có lỗ thủng màng nhĩ và không có lỗ thủng màng nhĩ, là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam.Phẫu  thuật  điều  trị  VTG  có  cholesteatoma vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, có thể phẫu thuật bảo tồn chỉ lấy hết bệnh tích trong trường hợp cholesteatoma chỉ khu trú ở hòm nhĩ (Cholesteatoma    Iatrogen,  hoặc  bẩm  sinh). Nhưng một số tác giả lại thực hiện phẫu thuật tiệt căn xương chũm chứ không phẫu thuật bảo tồn, vì cho rằng phẫu thuật tiệt căn sẽ lấy được triệt để cholesteatoma, nhưng thực tế ngay cả phẫu  thuật  tiệt  căn  vẫn  có  khả  năng  tái  phát cholesteatoma do tồn dư. Ngày nay, với sự phát triển của nội soi chẩn đoán, phẫu thuật và giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) xương thái dương cũng như ý thức của người dân cho nên bệnh VTG có cholesteatoma thường được chẩn đoán sớm hơn, ở giai đoạn khu trú và chưa có bội nhiễm. Các phương thức phẫu thuật trong VTG có cholesteatoma cũng rất đa  dạng  với  mục  đích  không  những  lấy  sạch cholesteatoma, trường phẫu thuật tối thiểu mà còn phục hồi chức năng nghe cho người bệnh. Để có  được  cái  nhìn  đa  chiềuvềcác  phương pháp  phẫu  thuật  điều  trị  bệnh  VTG  có cholesteatoma, tôi  tiến  hành  thực  hiện  nghiên cứu này với mục tiêumô tả và phân tích kết quả của các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh viêm tai giữa mạn có cholesteatoma.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment