Trầm cảm của sinh viên y khoa: Góc nhìn của sinh viên y khoa qua một nghiên cứu định tính
Trầm cảm của sinh viên y khoa: Góc nhìn của sinh viên y khoa qua một nghiên cứu định tính
Lê Hồng Hoài Linh1, Bùi Hồng Cẩm1, Trương Trọng Hoàng1, Tô Hoàng Linh1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trầm cảm đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người mắc trầm cảm ở mọi độ tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019, với sự tham gia của 4 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên y khoa nhận thức được tỷ lệ trầm cảm của sinh viên y khoa đang ngày một tăng, các yếu tố liên quan bao gồm: Tuổi, giới tính, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng, mất hứng thú với các hoạt động thường thích, kèm theo việc không thể thực hiện các hoạt động thường ngày trong ít nhất 2 tuần.1Trầm cảm đã và đang trở thành gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.2 Theo ước tính mới nhất của WHO, hiện có hơn 300 triệu người mọi lứa tuổi đang mắc trầm cảm, tăng hơn 18% trong giai đoạn 2005 – 2015.3Số lượng sinh viên đại học gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần đã gia tăng ở nhiều nước trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là các chứng trầm cảm, lo âu.4 Theo nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh và các cộng sự, thực hiện trên 2.099 sinh viên ở 8 Trường Đại học Y khoa lớn trên cả nước, cho thấy có 43,2% trong 2.099 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm.5Một nghiên cứu định tính về trầm cảm của TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN Y KHOA: GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN Y KHOA QUA MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNHLê Hồng Hoài Linh, Bùi Hồng Cẩm, Trương Trọng Hoàngvà Tô Hoàng Linh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchTrầm cảm đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người mắc trầm cảm ở mọi độ tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019, với sự tham gia của 4 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên y khoa nhận thức được tỷ lệ trầm cảm của sinh viên y khoa đang ngày một tăng, các yếu tố liên quan bao gồm: Tuổi, giới tính, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học.Từ khóa: Trầm cảm, các yếu tố liên quan, sinh viên y khoa, nghiên cứu định tínhI. ĐẶT VẤN ĐỀsinh viên y khoa tại Thái Lan năm 2020 cho thấy rằng, các nhóm yếu tố liên quan đến trầm cảm của sinh viên bao gồm: các yếu tố di truyền, hành vi lối sống, mối quan hệ cộng đồng xã hội, thành tích học tập, động lực học tập, môi trường học tập và chương trình giáo dục y tế.6Đã có nhiều nghiên cứu định lượng được tiến hành để xác định tỉ lệ sinh viên y khoa mắc trầm cảm và các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của sinh viên y khoa tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành để ghi nhận thực trạng trên dưới góc nhìn của chính người trong cuộc – sinh viên y khoa. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019.
Trầm cảm của sinh viên y khoa: Góc nhìn của sinh viên y khoa qua một nghiên cứu định tính