TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Phan Nguyệt Hà1, Trần Thơ Nhị1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 1325 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang đo DASS 21. Các thông tin khác được thu nhập bằng bộ câu hỏi tự soạn. Kết quả cho thấy có 57,1% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm. Trong đó trầm mức độ nhẹ: 16,5%, trầm cảm mức độ vừa: 25,1%, trầm cảm mức độ nặng: 7,1%, rất nặng: 8,4%. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là: khó khăn với tài chính, khó khăn với học trực tuyến và Covid-19: lo lắng vì dịch bệnh đang lây lan rộng, lo lắng rằng mình có khả năng mắc bệnh, sợ hãi về nhà vì có khả năng lây nhiễm bệnh cho gia đinh. Sinh viên tích cực rèn luyện, nâng cao sức khoẻ, có thời gian biểu khoa học. Nhà trường quan tâm, hỗ trợ sinh viên khó khăn về tài chính, tư vấn học tập.

Hiện nay, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và làmối quan tâm của cả  cộng  đồng.  Theo  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới (WHO), trung bình mỗi năm có khoảng 850.000 người tử vong do trầm cảm và ước tính đến năm 2030  sẽ  trở  thành  nguyên  nhân  đứng  đầu  về gánh nặng bệnh tật [1]. Theo số liệu công bố trong nước, Việt Namcó ít nhất ba triệu thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần, chỉ 20% trong số đó được chẩn đoán và điều trị thích hợp [2].Sinh viên ngành Y khoa với đặc thù là học tập trong một môi trường nghiêm ngặt, khối lượng kiến  thức  lớn,  thời  gian  học  dài,  ngoài  họclý thuyết trên giảng đường sinh viên còn phải thực hành lâm sàng hay trực tại bệnh viên. Khi có đại dịch COVID-19 xuất hiện thì những áp lực này càng  là  một  gánh  nặng  về  sức  khỏe  của  sinh viên, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Ở Mỹ, một nghiên cứu của Scott J. và cộng sự năm 2020 từ 40 trường đại học y khoa trong thời kỳ COVID19 cho tỷ lệ trầm  cảm là 24,3% [3]. Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm sinh viên Y khoa trước đại  dịch  COVID19  dao  động  từ  15,2 –52,8% thuộc các nghiên cứu khác nhau. Trường Đại học Y Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu (NC) trước đây về trầm cảm trên sinh viên tuy nhiên NC về thực trạng này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được công bố trên  các tạp  chí  nghiên  cứu  khoa  học.  Chính vì  vậy chúng tôi tiến hành NC đề tài: “ Trầm cảm ở sinh  viên  trường  Đại  học  Y  Hà  Nội  năm  học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan ” với 2 mục tiêu cụ thể (1) Xác định tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19; (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, sinh viên, Covid-19, yếu tố liên quan

Tài liệu tham khảo
1. Hà Thị Hạnh, Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm 2 hệ bác sỹ trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017 – Ha Noi Medical University Library, 2017. 
2. Lê Thị Vũ Huyền, Trầm cảm theo thang Dass 21 ở sinh viên hệ bác sỹ y khoa năm thứ nhẩt trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 và một số yếu tố liên quan – Tạp chí Y học Việt Nam 509, số p.h 2, 2021. 
3. Nguyễn Hoàng Nguyên, Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên hệ bác sĩ trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018—2019 và một số yếu tố liên quan – Ha Noi Medical University Library,2019. 
4. Nguyễn Thành Trung, Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế công cộng năm 2017 
5. Halperin, Scott J., Matthew N. Henderson, Sofia Prenner, Prevalence of Anxiety and Depression Among Medical Students During the Covid-19 Pandemic: A Cross-Sectional Study –Journal of Medical Education and Curricular Development, 2020 
6. Nadia B. Elsharkawy, Enas M. Abdelaziz, Levels of fear and uncertainty regarding the spread of coronavirus disease (COVID‐19) among university students- Perspectives in Psychiatric Care, 2021. 
7. Jean-Marc Olivé, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới – Một căn bệnh tiềm ẩn, 2015. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment