Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội và các yếu tố liên quan
Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội và các yếu tố liên quan
Lý Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Tuấn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã được thực hiện từ tháng 7 năm 2020 đến hết tháng 7 năm 2021 trên 230 người bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các yếu tố: tuổi, tiền sử gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức, số năm mắc bệnh, sự động viên thông cảm từ gia đình. Mô hình logistic chỉ ra kiến thức và sự động viên, thông cảm từ gia đình, người thân đối với người bệnh là yếu tố dự báo tuân thủ điều trị. Kết luận của nghiên cứu là các yếu tố: trình độ học vấn, sự động viên quan tâm của gia đình, kiến thức, tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình của người bệnh tác động tích cực tới tuân thủ điều trị. Ngược lại, các yếu tố: tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ đối với tuân thủ điều trị. Hai yếu tố dự báo tuân thủ là kiến thức và sự quan tâm của gia đình.
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn về tâm lý và các hoạt động tâm thần.¹ Người bệnh mắc tâm thần phân liệt đã tăng từ 13,1 triệu vào năm 1990 lên 20,9 triệu trường hợp trong năm 2016.² Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt từ 0,52 – 0,61%, bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi 18 – 40 tuổi.³Tuân thủ điều trị ở các bệnh tâm thần phân liệt cũng tương tự như trong các bệnh mạn tính khác, khoảng 50%.⁴ Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ của người bệnh đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra, có thể kể đến như yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố bệnh và quá trình điều trị: tính chất bệnh, nhận thức về bệnh, tần suất dùng thuốc, ảnh hưởng của tác dụng không mong muốn của thuốc… Bên cạnh đó, kiến thức và sự hỗ trợ của gia đình, xã hội cũng là yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh tâm thủ điều trị, đặc biệt với người bệnh điều trị tại cộng đồng.5 Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà quản lý và điều trị cho người bệnh tâm 415 người bệnh tâm thần phân liệt.⁶ Tuy nhiên, tại Ứng Hòa chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều, các lý do khiến người bệnh không tuân thủ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội và các yếu tố liên quan ” với mục tiêu
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuân thủ điều trị, Tâm thần phân liệt, yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Đức Trình. Giáo trình Tâm thần học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2010:171.
2. Charlson. F. J, Ferrari. A. J, Santomauro. D. F, et al. Global Epidemiology and Burden of Schizophrenia: Findings From the Global Burden of Disease Study 2016. Schizophr Bull. Oct 17 2018;44(6):1195-1203. doi:10.1093/schbul/sby058
3. Nguyễn Văn Siêm. Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Đại học Y khoa Hà Nội. 2010:26.
4. De Geest S, Sabate E. Adherence to long-term therapies: evidence for action. Eur J Cardiovasc Nurs. Dec 2003;2(4):323. doi:10.1016/S1474-5151(03)00091-4
5. Rick Greene. Caregiver communication guide for schizophrenia. National Alliance for Caregiving. 2008:56.
6. Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa. Báo cáo chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng năm 2019. Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa. 2019:5.
7. Lê Thị Tuyền. thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân TTPL điều trị tại cộng đồng, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2013. Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 2013:126.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com