Tỷ lệ biến chứng vết thương chọc mạch sau chụp và can thiệp động mạch vành và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tỷ lệ biến chứng vết thương chọc mạch sau chụp và can thiệp động mạch vành và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tỷ lệ biến chứng vết thương chọc mạch sau chụp và can thiệp động mạch vành và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Minh Lý, Trần Hồng Quân, Bùi Văn Nhơn, Hoàng Thị Ánh, Đoàn Ánh Thép, Tống Văn Hạnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chụp và can thiệp động mạch vành qua da ngày càng phổ biến, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng vết thương chọc mạch còn ít được quan tâm. Tỷ lệ biến chứng của thủ thuật là tụ máu (11,5%), chảy máu (8,2%), tắc mạch (6,6%), giả phình mạch (3,3%). Động mạch thực hiện thủ thuật liên quan đến biến chứng vết thương chọc mạch (OR= 0,029, 95% CI: 0,003-0,2744). Thủ thuật chụp, can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tỷ lệ biến chứng vết thương chọc mạch thấp, đặc biệt là biến chứng thông động tĩnh mạch.

Chụp động mạch vành là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và thiết lập các phương pháp điều trị trong bệnh động mạch vành do xơ vữa.1Phương pháp can thiệp động mạch vành qua da (PCI) đangđược các bệnh viện và các bác sĩ ưu tiên lựa chọn trong bệnh lý động mạch vành do xơ vữa. Mỗi năm, tại Hoa Kì thực hiện hơn 600000 ca can thiệp và dự báo số lượng bệnh nhân đượcđiều trị bởi phương pháp này sẽ ngày càng nhiều hơn.2 Tại Hàn Quốc, hơn 50000  bệnh  nhân được  PCI  hàng  năm. Số lượng bệnh nhân tăng 8% trong giai đoạn 2011-2015 và có xu hướng tăng đều đặn.3Hiện nay, có 2 vị trí chọc mạch được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn là động mạch quay và độngmạch đùi. Theo hướng dẫn của Châu Âu 2014 về tái thông mạch máu cơ tim khuyến cáo tiếp cận qua động mạch quay đượcưu tiên hơn so với động mạch đùi (loại khuyến nghị IIA, mức độ bằng chứng A).4Biến chứng tại vị trí chọc mạch là nguyên nhân chính gây ra tỉ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thủ thuật thông tim và có thể được phân chia là biến chứng mạch máu lớn và nhỏ. Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đếnbệnh nhân và thủ thuật có mối liên quan đếncác biến chứng tại chỗ tiếp cận mạch máu. Nghiên cứu của Yohei Numasawa ghi nhận tỷ lệ biến chứng chảy máu tại vị trí chọc mạch lên tới 26,5%.5 Biến chứng tắc mạch được báo cáo với tỷ lệ rất khác nhau từ 0,8% đến 38% trong dữ liệu được công bố. Đồng thời, tác giả Muhamed Rasid nhận thấy tuổi, giới tính và BMI dự đoán tắc mạch ở cấp dộ bệnh nhân trong khi kích thước sheath, đường kính động mạch được chọc mạch, thời gian băng ép và thuốc kháng đông đã được nghiên cứu là yếu tố có thể của tắc mạch.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment