TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Huỳnh Phúc Khánh Minh1, Tô Mai Xuân Hồng1, Võ Thị Thu Thủy2, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang3
TÓM TẮT :
Đặt  vấn đề: Trầm cảm trong thai kỳ (TCTTK) và đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới. có ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai.

Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan.

Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 333 thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Hùng Vương từ 06/03/2020 đến 31/05/2020 với bảng điểm EPDS.

Kết quả: 1. Tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK có biểu hiện trầm cảm tại khoa Sản bệnh – bệnh viện Hùng Vương là 16,82%, với KTC 95% [12,96 – 21,28]. 2. Yếu tố có liên quan đến biểu hiện trầm cảm của thai phụ ĐTĐTK sau khi phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistic là: (i) Thai phụ có người tâm sự khi buồn/ lo lắng là bạn bè thì tăng nguy cơ có biểu hiện TCTTK gấp 3,23 lần (ORhc=3,23 với KTC 95% [1,02 – 9,38] và p=0,035) và thai phụ có người tâm sự là anh, chị, em ruột thì tăng nguy cơ gấp 6,55 lần (ORhc=6,55 với KTC 95% [1,23 – 33,14] và p=0,023); (ii) Thai phụ có thời gian từ lúc chẩn đoán ĐTĐTK đến lúc được tầm soát trầm cảm càng dài thì càng giảm nguy cơ có biểu hiện TCTTK, cụ thể là tăng thêm 1 tuần thì giảm nguy cơ 0,9 lần (ORhc=0,9 với KTC 95% [0,83 – 0,96] và p=0,003).

Kết luận: Trầm cảm trong thai kỳ trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ là vấn đề cần được quan tâm và cần thêm các nghiên cứu can thiệp trong tương lai.

Thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, với những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần(1). Trong giai đoạn này, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với bệnh tật, đặc biệt là những rối loạn về tâm thần, và nổi bật hơn cả là rối loạn trầm cảm(2). Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ (ACOG), tỉ lệ rối loạn trầm cảm ở thai phụ năm 2011 là 9% trong giai đoạn tiền sản và 10% trong giai đoạn hậu sản(3). Tại các quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình đã cho thấy đến 25 – 35% thai phụ có các biểu hiện của trầm cảm trong thai kỳ (TCTTK), và 20% trong số đó thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm.

TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Leave a Comment