Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, năm 2019

Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, năm 2019

Luận văn thạc sĩ y học Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, năm 2019.Bệnh giun đũa chó thuộc nhóm “Bệnh động vật lây sang người”, phổbiến là từ chó [4],[10]. Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis[37]. Bệnh do giun đũa chó còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng ởngười gây ra do sự di chuyển của ấu trùng giun đũa chó [10]. Năm 1952,Beaver và cộng sự đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng giun đũachó ở người và gọi đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng”. Vì là ký sinhtrùng lạc chủ, không trưởng thành được ở người nên y văn ghi nhận đây làhiện tượng “ngõ cùng ký sinh” hoặc “bệnh động vật thật không hoànchỉnh” [5], [10], [22]. Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. được xem là bệnh KST bị lãng quên mặc dù phổ biến khắp thế giới[52]. 


Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó cao thường ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đớivà các cộng đồng nông thôn hơn là các cộng đồng công nghiệp hóa, thành thị, ônđới [47],[60]. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệhuyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo cao thường ở những nơi có nhiều chóbị nhiễm Toxocara canis, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, đặc biệt là môitrường đất. Phân bố nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo rất rộng, từ cực Nam báncầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ởNew Zealand cho đến 93% ở La Reunion (châu Phi) [48],[66].
Tại Việt Nam, kỹ thuật ELISA đã được áp dụng trong các nghiên cứu tại Việt Nam để chẩn đoán, khảo sát tỉ lệ nhiễm Toxocara spp. trên người đồng thời với các nghiên cứu dịch tễ học về sự phân bố, yếu tố nguy cơ v.v… bệnh do ấu trùng giun đũa chó, ngày càng được quan tâm hơn đối với các nhà Dịch tễ học, Ký sinh trùng học, kỹ thuật xét nghiệm và cả với người dân. Đã có có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với giunđũa chó ở người tại một số địa phương. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm Toxocara spp. ở Việt Nam thay đổi tùy từng địa phương. như ở miền Bắc là 58,7-74,9% [11], [14]; miềnNam từ 38,4-53,6% [15],[16],[24]; ở miền Trung từ 13-50% [7],[13], [25]. Ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tại một vài địa phương có đặc điểm gần tương tự như địa phương trong nghiên cứu này thì tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara sp cũng giao động nhiều như theo tác giả Hoàng Đình Đồng và cs tỉ lệ nhiễm 20% tại quân 2, thành phố Hồ Chí Minh[8]; theo Lê Thành Đồng và cs  khảo sát các tỉnh dọc biên giới Việt Nam – Campuchia có tỉ lệ nhiễm là 51%[9].
Mặc dù với kỹ thuật ELISA giúp phát hiện bệnh do Toxoacaraspp. ngày càng nhiều hơn nhưng nghiên cứu tỉ lệ nhiễm tại các địa phương chưa nhiều và chó là các gia súc gần gũi với người Việt nên khả năng bệnh sẽ có chiều hướng tăng rộng. Huyện Châu Thành, tỉnh Bến tre thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một huyện vùng nông thôn, đời sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế xã hội cho thấy người dân tại địa phương này có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara canis, nhưng hiện nay chưa có báo cáo nào về tỷ lệ nhiễm loại ấu trùng này trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung. Với mong muốn tìm hiểu thêm về tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara spp.ở người dân huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và tìm hiểu một số yếu tốlàm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, qua đó giúp ích cho các nhà quản lý y tế tại địa phương và các bác sĩ trong thực hành chẩn đoán và điều trị chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, năm 2019

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.    Xác định tỉ lệ huyết thanh dương tính ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis bằng kỹ thuật ELISA trên người dân có triệu chứng đến khám tại các cơ sở y tế củahuyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre năm 2019.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùngToxocara canisở người dân có triệu chứng đến khám tại cơ sở y tế của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

 

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT    i
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH    ii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
Chương 1  TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Tổng quan về bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó    4
1.1.1. Hình thể và chu trình phát triển    4
1.1.2. Lịch sử bệnh    6
1.1.3. Dịch tễ học    6
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người    7
1.2. Một số nghiên cứu vể tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên thế giới và tại Việt Nam    15
1.2.1. Trên thế giới    15
1.2.2. Tại Việt Nam    17
1.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó    18
Chương 2  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1. Đối tượng nghiên cứu    20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    20
2.3. Thiết kế nghiên cứu    22
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu    23
2.5.1. Nội dung nghiên cứu    23
2.5.2. Vật liệu – dụng cụ nghiên cứu    23
2.5.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu    24
2.5.4. Các bước tiến hành nghiên cứu    26
2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu    28
2.7. Xử lý và phân tích số liệu    29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    30
2.9. Một số hạn chế của nghiên cứu    31
Chương 3 KẾT QUẢ    32
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    32
3.2. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis, và một số đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    37
3.2.1. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis    37
3.2.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân dương tính với ấu trùng Toxocara canis    39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis ở đối tượng nghiên cứu    41
3.3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis    41
3.3.2. Một số đặc điểm hành vi liên quan đến tỷ lệ dương tính với ấu trùng  Toxocara canis    42
Chương 4  BÀN LUẬN    46
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    46
4.2. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis và một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân    49
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis của bệnh nhân    53
KẾT LUẬN    58
KIẾN NGHỊ    59
TÀI LIỆU THAM KHẢO    iii
PHỤ LỤC    iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp chính    33
Bảng 3.3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nhiễm giun đũa chó    34
Bảng 3.4. Kiến thức về cách dự phòng nhiễm ấu trùng giun đũa chó    35
Bảng 3.5. Tỷ lệ nuôi chó và thói quen bồng bế chó của đối tượng nghiên cứu    35
Bảng 3.6. Tỷ lệ thường xuyên tiếp xúc đất và thói quen rửa tay của đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.7. Một số thói quen ăn uống ở đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.8. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis theo tuổi    38
Bảng 3.9. Tỷ lệ huyết thanh dương tính vớiToxocara canis theo giới tính     39
Bảng 3.10. Số lượng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân dương tính Toxocaracanis    39
Bảng 3.11. Đặc điểm chỉ số sinh hóa (AST, ALT) ở bệnh nhân dương tính với Toxocara canis    40
Bảng 3.12. Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp liên quan đến tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis    41
Bảng 3.13. Yếu tố nuôi chó, mèo liên quan đến tỷ lệ dương tính với ấu trùng Toxocara canis    42
Bảng 3.14. Hành vi thường xuyên bồng, bế chó liên quan đến tỷ lệ dương tính với ấu trùng Toxocara canis    42
Bảng 3.15. Thói quen ăn uống liên quan đến tỷ lệ dương tính Toxocara canis    43
Bảng 3.16. Thói quen rửa tay liên quan đến tỷ lệ dương tính Toxocara canis    44
Bảng 3.17. Yếu tố thường xuyên tiếp xúc với đất liên quan đến tỷ lệ dương tính Toxocara canis    4
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1.Sơđồ chu trình phát triển củagiunđũachó    5
Hình 1.2. Bản đồ phân bố huyết thanh dương tính giun đũa chó trên thế giới    17
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre    21

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment