TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Nguyễn Đức Phúc1, Võ Văn Thắng2, Nguyễn Thị Hoài Thu3
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Viện Nghiên cứu sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế
3 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nhập viện muộn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại bệnh viện Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 cặp bệnh nhân/người nhà bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp nhập viện tại Khoa Khám bệnh – Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả: Tỷ lệ nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp là 35,7%. Qua phân tích logistic đa biến, có 3 yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp (p < 0,05): không tìm kiếm sự giúp đỡ, phương tiện vận chuyển và khoảng cách từ nơi khởi phát triệu chứng đến bệnh viện. Bệnh nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 8 lần so với nhóm có tìm kiếm sự giúp đỡ ngay; phương tiện vận chuyển là taxi/grab có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 2 lần so với phương tiện là xe cấp cứu; khoảng cách từ nơi khởi phát đến bệnh viện ≥ 5 km có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 2 – 5 lần so với nhóm có khoảng cách < 5 km. Kết luận: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục cách nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ cho cộng đồng. Bệnh nhân cần tìm kiếm sự giúp đỡ, gọi xe cấp cứu ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ.

Hội  Tim  mạch  Hoa  Kỳ/Hội  Đột  quỵ  Hoa  Kỳ (AHA/ASA) đã cập nhật định nghĩa đột quỵ của thế  kỷ  21: “Nhồi  máu  hệ  thần kinh   trung ươngđược định nghĩa là tình trạng chết tế bào não, tủy sống hoặc võng mạc do thiếu máu, dựa trên giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh và/hoặc các bằng chứng lâm sàng của tổn thương vĩnh viễn” [8]. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tử vong và khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên thế giới. Trên toàn cầu, chỉ có 15-30% bệnh nhân sống sót sau đột quỵ độc lập về chức năng và khoảng 40-50% độc lập một phần [1]. Vì vậy, nó không chỉlà vấn đề y tế, kinh tế mà  còn  là  gánh nặng cho toàn xã hội. Nguyên tắc điều trị cho bệnh nhân đột quỵ là phải nhanh chóng và chuẩn xác với khẩu hiệu “thời gian là não”, do đó việc phát hiện sớm tình trạng đột quỵ  và  nhập  viện  trong  khoảng  thời  gian  sớm nhất thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau mốc 6 giờ, tổn thương não  càng  nặng,  hiệu  quả  can  thiệp  càng  kém, biến  chứng  sau  can  thiệp  càng  cao  [8].  Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến khung giờ vàng can thiệp. Do đó, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập viện của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện tiên lượng bệnh. Bệnh viện Đà Nẵng, nơi đảm nhận điều trị cho người dân của thành phố cũng như các  địa  phương  lân  cận,  hiện  chưa  tìm  thấy nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ nhập viện muộn và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ, nhồi máu não, nhập viện muộn, Bệnh viện Đà Nẵng

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, ban hành kèm theo Quyết định số 5623/QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 8. 
2. Phan Thị Ngọc Lời, Lê Văn Tuấn (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não”, Tạp chí Y học TPHCM, 21(2), tr. 97 – 101. 
3. Lê Trần Vinh (2017), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tại bệnh viện quận Thủ đức năm 2016 – 2017, Luận văn CKII, Đại học Y – Dược, Đại học Huế. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment