TỶ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ACINETOBACTER BAUMANNII PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
TỶ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ACINETOBACTER BAUMANNII PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Trần Đỗ Hùng1, Trần Lĩnh Sơn2, Ngô Thị Dung1, Nguyễn Hồng Hà1, Nguyễn Hữu Chường1, Phan Thanh Hải1, Lê Thị Bé Ngoan3, Phạm Thị Ngọc Nga1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học Cửu Long
3 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Acinetobacter baumannii hiện nay đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm vi khuẩn ưu tiên số 1 trong kiểm soát và điều trị. Mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 318 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: có 100/318 mẫu vi khuẩn Acinetobacter baumannii được phân lập, chiếm tỷ lệ là 31,4%. Đa số vi khuẩn Acinetobacter baumannii đề kháng cao với 13 loại kháng sinh thực nghiệm với tỷ lệ từ 75% với kháng sinh Tobramycin đến 100% với kháng sinh Cefazolin. Acinetobacter baumannii chỉ còn nhạy với một vài kháng sinh: colistin với tỷ lệ 91/100 (91%), trimethoprim/sulfamethoxazole với tỷ lệ (50%) hay tobramycin 22/100 (22%) và một tỷ lệ rất ít từ 0-11% Acinetobacter baumannii kháng ở mức trung gian. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Acinetobacter baumannii khá cao (31,4%). Vi khuẩn Acinetobacter baumannii cũng được xác định kháng cao (trên 75%) với 13/15 loại kháng sinh thực nghiệm.
Năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra danh sách 12 loài vi khuẩn nguy hiểmnhất với khả năng kháng thuốc kháng sinh mạnh và cần phải nghiên cứu phát triểnmột loại kháng sinh mới để đối phó với các tác nhân này [1]. Trong đó, Acinetobacter baumannii (A.baumannii)được biết đến như là một tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện với tỷ lệ đang tăng dần hằng năm [1], [2]. Theo báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc về Hồi sức Cấp cứu và Chống độc năm 2017 thì tỷ lệ kháng của A.baumannii trên 90% đối với các kháng sinh thế hệ mới tại các tỉnh phía Nam Việt Nam [2] với nhiều loại kháng sinh như: carbapenem, Cephalosporin , Cefepim,….Theo Vũ Quỳnh Nga, tỷ lệ A.baumannii kháng 100% với các Cephalosporin thế hệ thứ 3, kháng 96,6% với Cefepim, kháng 98,3% với Ciprofloxacin và kháng 80–90% với các Carbapenem [5]. Việcphát hiện nhanh, chính xác được thực trạngđề kháng kháng sinh củavi khuẩn hayA.baumanniisẽ giúp các bác sĩ lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất để điều trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu này được thực hiện vớimục tiêu: “Xác định tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn A.baumanniiđược phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấpcủa bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021”
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Acinetobacter baumannii, đề kháng kháng sinh, vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học.
2. Đinh Thị Thuý Hà (2021), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm đa kháng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tạp chí y học Việt Nam; 201(2), tr.179-182.
3. Lưu Thị Ngọc Hân(2019), Nghiên cứu một số gen liên quan đến khả năng kháng carbapenem của các chủng Acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện phổi Trung Ương. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Trần Diệu Linh (2017), Nghiên cứu ở mức độ phân tử khả năng kháng carbapenem của một số vi khuẩn Gram âm phân lập từ bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Vũ Quỳnh Nga (2012), Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện do Acinetobacter baumannii ở bệnh nhân viêm phổi thở máy tại khoa Hồi Sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Dương Hữu Phước, Phú Trương Thiên, Chương Lê Văn và cộng sự. Hiệu quả invitro phối hợp colistin với minocycline và colistin với doxycycline trên vi khuẩn Acinetocbacter baumannii đa kháng, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 1(508), tr.343-346.
7. Lê Nữ Xuân Thanh, Ngọc Lê Thị Ánh, Liên Nguyễn Thị Nam, Trâm Ngô Viết Quỳnh (2017), Đặc điểm gen mã hoá Carbapenemase của các chủng Acinetobacter baumannii kháng thuốc Carbapenem. Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế. Số 5(7), tr.52-57.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com