TỶ LỆ SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
TỶ LỆ SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Thanh Huân1, Nguyễn Hữu Ấn2, Nguyễn Thanh Vy1, Trần Minh Giao3, Thân Hà Ngọc Thể1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lão hóa thường gặp, làm gia tăng các kết cục lâm sàng bất lợi ở người cao tuổi. Chính vì vậy, nhận diện suy yếu quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị người cao tuổi. Trong các công cụ đánh giá suy yếu thì tiêu chuẩn Fried được sử dụng nhiều nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá suy yếu.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu theo Fried và tỷ lệ các tiêu chí suy yếu thành phần ở những bệnh nhân cao tuổi đến khám tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 484 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) điều trị tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Suy yếu được định nghĩa theo tiêu chuẩn Fried.
Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 484 người cao tuổi, tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: 29,75%, tiền suy yếu: 48,56%, khỏe mạnh: 21,69%. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần: yếu cơ: 75,41%, chậm chạp: 34,5%, kiệt sức 32,44%, sụt cân 22,31%, hoạt động năng lượng thấp 21,69%
Kết luận: Tỷ lệ suy yếu tương đối phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong các tiêu chí thành phần thì yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, mức hoạt động năng lượng thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) tăng nhanh trong những năm gần đây. NCT (≥60 tuổi) trên thế giới tăng từ 382 triệu vào năm 1980 lên đến 962 triệu vào năm 2017 và ước đoán sẽ đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050(1). Đa bệnh – đa thuốc và sự xuất hiện hội chứng lão hóa là một trong những khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị sức khỏe NCT(2,3). Suy yếu là một yếu tố thường gặp của hội chứng lão hóa. Tỷ lệ suy yếu trong cộng đồng dao động từ 4 – 59%, còn trong viện dưỡng lão dao động từ 19 – 76%(4). Nhận thức tầm quan trọng của suy yếu, từ khi đưa ra khái niệm suy yếu, các nhà lão khoa và hội lão khoa trên thế giới đã nghiên cứu nhiều công cụ đánh giá như:
thang điểm Fried, chỉ số suy yếu (FI: Frailty Index), bộ câu hỏi PRISMA-7, tốc độ đi(5). Trong các công cụ đánh giá thì thang điểm Fried được xem là tiêu chuẩn vàng, là công cụ được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học và tiên lượng được kết cục lâm sàng: tái nhập viện, tử vong, té ngã, gãy xương
TỶ LỆ SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH