TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN

Luận văn TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN.Thiếu máu trong thai kỳ là vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới (2015) có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu trong đó thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất (50% trong tất cả các nguyên nhân thiếu máu) [30]. Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt, chủ yếu là do lượng sắt từ thức ăn không cung cấp đủ so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể hay cơ thể hấp thụ – sử dụng sắt kém. Thiếu máu do thiếu sắt thường hay xảy ra vào các giai đoạn nhu cầu sắt tăng cao, như giai đoạn trẻ đang tuổi lớn, giai đoạn mang thai, giai đoạn sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ [29].


Thiếu máu do thiếu sắt là yếu tố nguy cơ quan trọng tác động đến phát triển sinh lý và hình thể của trẻ trong giai đoạn phát triển, tác động đến khả năng miễn dịch dẫn đến cơ thể kém bảo vệ với tình trạng nhiễm trùng, tác động đến khả năng sử dụng năng lượng cho các hoạt động thể lực. Đặc biệt, trên phụ nữ đang mang thai, thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt còn làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong cho bà mẹ cùng trẻ sơ sinh như sẩy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, giảm khả năng làm việc ở mẹ, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản, có 40% các trường hợp tử vong của bà mẹ trong giai đoạn chu sinh có liên quan đến tình trạng thiếu máu [22, 29]. Phát hiện thiếu máu thiếu sắt từ sớm trong thai kỳ sẽ giúp có kế hoạch sử dụng viên sắt hiệu quả, từ đó ngăn ngừa những kết cục xấu của mẹ và con.
Tại Việt Nam, từ năm 1995 đã thực hiện chương trình bổ sung viên sắt trong thai kỳ trên toàn lãnh thổ, nhưng theo thống kê năm 1996 của viện Dinh dưỡng Quốc gia trên 52 tỉnh thành có khoảng 52,3% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên cả nước [4]. Sau 15 năm, một nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 cho thấy tỉ lệ thiếu máu phụ nữ có thai giảm còn 36,5%[13].2
Nghiên cứu của Đặng Thị Hà và cộng sự (2011) trên 347 phụ nữ mang thai trên toàn quốc cho kết quả tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 62,5%[5]. Nghiên cứu trên cộng đồng của tác giả Phạm Thị Đan Thanh trên 640 thai phụ 3 tháng đầu tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 tỉ lệ thiếu máu 3 tháng đầu thai kỳ là 36,7%, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt chung trên toàn mẫu là 23,75% liên quan đến số lần sinh và tuổi mang thai [14]. Tại tỉnh Sóc Trăng năm 2013 tác giả Lê Thị Anh Thư nghiên cứu trên 484 thai phụ 3 tháng đầu đến khám tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng năm 2013 có tỉ lệ thiếu máu là 29,5%, thiếu máu thiếu sắt 17,6% [16].
Tỉnh Long An cùng với cả nước đã thực hiện chương trình bổ sung viên sắt trong thai kỳ từ năm 1995. Sau một thời gian dài thông tin, truyền thông, giáo dục kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho thai phụ thì tình hình thiếu máu do thiếu sắt được cải thiện như thế nào? Đây là vấn đề được ngành y tế tỉnh Long An quan tâm đặc biệt ở thai phụ 3 tháng đầu.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội đánh giá được tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt của thai phụ 3 tháng đầu, tìm ra được các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt từ đó có kế hoạch dự phòng thiếu máu do thiếu sắt từ đầu thai kỳ, ngăn ngừa những kết cục xấu cho mẹ và con. Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến thiếu máu thiếu sắt?3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu đến khám thai
tại Trung tâm CSSKSS Long An năm 2017.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1 Xác định tỉ lệ thiếu máu chung ở thai phụ 3 tháng đầu .
2.2 Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt.
2.3 Xác định tỉ lệ thiếu sắt đơn thuần.
2.4 Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ tam cá nguyệt đầu2 Nghiên cứu của Đặng Thị Hà và cộng sự (2011) trên 347 phụ nữ mang thai trên toàn quốc cho kết quả tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 62,5%[5].
Nghiên cứu trên cộng đồng của tác giả Phạm Thị Đan Thanh trên 640 thai phụ 3 tháng đầu tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 tỉ lệ thiếu máu 3 tháng đầu thai kỳ là 36,7%, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt chung trên toàn mẫu là 23,75% liên quan đến số lần sinh và tuổi mang thai [14]. Tại tỉnh Sóc Trăng năm 2013 tác giả Lê Thị Anh Thư nghiên cứu trên 484 thai phụ 3 tháng đầu đến khám tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng năm 2013 có tỉ lệ thiếu máu là 29,5%, thiếu máu thiếu sắt 17,6% [16].
Tỉnh Long An cùng với cả nước đã thực hiện chương trình bổ sung viên sắt trong thai kỳ từ năm 1995. Sau một thời gian dài thông tin, truyền thông, giáo dục kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho thai phụ thì tình hình thiếu máu do thiếu sắt được cải thiện như thế nào? Đây là vấn đề được ngành y tế tỉnh Long An quan tâm đặc biệt ở thai phụ 3 tháng đầu.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội đánh giá được tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt của thai phụ 3 tháng đầu, tìm ra được các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt từ đó có kế hoạch dự phòng thiếu máu do thiếu sắt từ đầu thai kỳ, ngăn ngừa những kết cục xấu cho mẹ và con.
Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến thiếu máu thiếu sắt?3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu đến khám thai
tại Trung tâm CSSKSS Long An năm 2017.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1 Xác định tỉ lệ thiếu máu chung ở thai phụ 3 tháng đầu .
2.2 Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt.
2.3 Xác định tỉ lệ thiếu sắt đơn thuần.
2.4 Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ tam cá nguyệt đầu

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN

Leave a Comment