Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của học sinh lớp một năm học 2023-2024 tại Thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông

Luận văn thạc sĩ Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của học sinh lớp một năm học 2023-2024 tại Thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông

Title:  Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của học sinh lớp một năm học 2023-2024 tại Thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
Other Titles:  Complete Vaccination Coverage Rate Among First-Grade Students in the Expanded Vaccination Program, 2023-2024 School Year, Gia Nghĩa City and Dak Glong District, Dak Nong Province
Authors:  Trần, Thị Hoàng Oanh
Advisor:  Phạm, Quang Thái
Keywords:  Tiêm chủng trường học;Tiêm chủng;Tỷ lệ tiêm chủng;Học sinh;Lớp 1;Vắc xin;Tiêm chủng đầy đủ;Tiêm đủ mũi
Issue Date:  9/12/2024
Abstract:  Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của học sinh lớp một năm học 2023-2024 tại thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tiêm đủ mũi vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của các đối tượng nghiên cứu trên.
Đối tượng: Hồ sơ tiêm chủng của học sinh lớp 1 năm học 2023-2024 tại thành phố Gia Nghĩa và huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông và người chăm sóc, cán bộ y tế
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang định lượng kết hợp định tính, hồi cứu số liệu tiền sử tiêm chủng và điều tra dựa trên biểu mẫu, kết hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Sử dụng phân tích mô tả, hồi quy logistic đơn biến và đa biến, biểu đồ Kaplan-Meier trong phân tích survival analysis.
Kết quả chính: Còn khoảng trống trong bao phủ vắc xin ở thời điểm vào lớp 1 tại Đăk Nông. Tỷ lệ tiêm đủ mũi thấp (44,7%) nhưng có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỷ lệ tiêm chủng tại TP. Gia Nghĩa (50,8%) cao hơn Đăk Glong (38,5%). Còn tỷ lệ đáng kể học sinh không nhận được một liều vắc xin nào trước khi đi học (7,7%), bao gồm cả mũi vắc xin phòng bệnh lao, tỷ lệ zero-dose cũng cao với tỷ lệ chung khoảng 9%. Quá trình tiêm chủng bù liều kéo dài hơn 4 năm mới đạt được tỷ lệ tiêm chủng hiện tại. Tiêm vắc xin phòng bệnh lao tạo động lực thúc đẩy việc tiêm các vắc xin phòng bệnh khác. Cả 3 nhóm yếu tố nhân khẩu học và kinh tế – xã hội, khả năng tiếp cận và quản lý đối tượng, thái độ và niềm tin với tiêm chủng đều có ảnh hưởng đến tiêm đủ mũi Các yếu tố có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến khả năng tiêm chủng đủ mũi là không được quản lý trên Hệ thống NIIS, dân tộc, tôn giáo, số con, địa điểm sinh sống, cảm thấy “rất không cần thiết” phải tiêm chủng hoặc “cảm thấy do dự” khi tiêm chủng. Còn đối tượng khó tiếp cận và khó tiêm vắc xin (Dân tộc H’Mông) và địa bàn sinh sống không phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng không được tiêm đủ mũi trong mô hình đa biến. Có sự phân hoá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tiêm đủ mũi trên 2 địa bàn, trong khi Đăk Glong nổi bật lên với các yếu tố về nhân khẩu học và xã hội như dân tộc H’Mông (OR 2,11 (1,24-3,58)) và số con 0-10 tuổi hiện tại >3 (OR 2,10 (1,02-4,30)), Gia Nghĩa lại nổi bật với những yếu tố về kinh tế như đi làm xa 1-2 tuần/ tháng (OR 8,6 (1,07-69,58) và hệ thống TCDV (aOR 3,82 (1,22-11,95)).
URI: 
Appears in Collections: Luận văn thạc sĩ

Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment