Vài nhận định về vật chủ và trung gian truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch hạch ở Tây nguyên và miền nam Việt nam năm 1989-1991

Vài nhận định về vật chủ và trung gian truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch hạch ở Tây nguyên và miền nam Việt nam năm 1989-1991

Tên bài báo:Vài nhận định về vật chủ và trung gian truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch hạch ở Tây nguyên và miền nam Việt nam năm 1989-1991

Tác giả:    Lý Thị Vi Hương, Nguyễn Ái Phương, Sunsov, Sunsova N.N, Tarasov M.A

Tên tạp chí:    Vệ sinh phòng dịch

Năm xuất bản:    1994    Số:    1    Tập:    4    Trang:    7-13

Tóm tắt:    

Đối tượng: Các loài thú nhỏ và ngoại ký sinh có liên quan đến dịch hạch. Địa điểm: Tại các vùng sinh thái: Khu dân cư, vùng nông nghiệp, xavan, rừng nhiệt đới. Thời gian từ 1989-1991. Kết quả: Đã đặt 25.723 lượt bẫy, thu được 2345 thú nhỏ và 824 bọ chét ký sinh. Không tìm thấy bọ chét X.cheopis trên các thú nhỏ bẫy được ở xavan và trong rừng xa khu dân cư. X.cheopis có ở tất cả các loài chuột sống trong khu dân cư vùng xung quanh nhà ở. Vùng nông nghiệp: trên các loài chuột R.nitidus, R.rattus chỉ gặp X.cheopis vào mùa khô, mùa mưa rất ít khi gặp chúng. Loài X.vexabilis ký sinh đặc thù của chuột mốc bé B.berdmorei. Bọ chét Lentistivalius klossi ký sinh trên sóc D.rufigienis đồi T. glis, chuột M.surifer…Hai loài Acropsylla girshami và Pariodontis subjugis là 2 loài mới gặp ở Tây Nguyên chỉ thấy ký sinh trên chuột mốc lớn B.lowersii và nhím Hystrix hodgsoni. Sự biến đổi về sinh thái ở những vùng trên có thể tạo ra sự liên hệ của nhóm động vật hoang dã với vi khuẩn dịch hạch và không nên xem là bằng chứng chắc chắn về ổ dịch hạch thiên nhiên.

Vài nhận định về vật chủ và trung gian truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch hạch ở Tây nguyên và miền nam Việt nam năm 1989-1991

Leave a Comment