Vai trò của bài tập thở yoga pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng chịu đựng khi tập luyện trên người bệnh bỏng chu vi lồng ngực

Vai trò của bài tập thở yoga pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng chịu đựng khi tập luyện trên người bệnh bỏng chu vi lồng ngực

Vai trò của bài tập thở yoga pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng chịu đựng khi tập luyện trên người bệnh bỏng chu vi lồng ngực.
Lê Quốc Chiểu1, Nguyễn Như Lâm1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bỏng chu vi lồng ngực (CBC) là một loại bỏng nặng và được coi là nguyên nhân chính của bệnh phổi hạn chế (RLD). Bệnh nhân CBC với RLD dẫn đến các triệu chứng bệnh hô hấp như: khó thở, tắc nghẽn đường thở, giảm khả năng gắng sức và thay đổi chức năng phổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vai trò của bài tập thở Yoga Pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của cơ hô hấp và khả năng chịu đựng khi luyện tập ở các bệnh nhân này còn chưa đầy đủ.
Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng ngắn hạn của bài tập thở Yoga Pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của cơ hô hấp và khả năng chịu đựng của bài tập ở bệnh nhân bỏng chu vi lồng ngực.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, 30 bệnh nhân CBC (n = 30) có RLD được lựa chọn chia vào hai nhóm: Nhóm tập thở Yoga (PBE-G; n = 15) và nhóm tập thở thông thường (CBE-G; n = 15). Bệnh nhân được tập thở Yoga Pranayama và tập thở thông thường lần lượt trong 4 tuần. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được điều trị bằng bài tập vận động lồng ngực.
Nhóm tiêu chí ban đầu (Thang điểm đau – NPRS, thể tích thở cưỡng bức trong 1 giây (FEV1), dung tích sống gắng sức (FVC) và thông khí tự nguyện tối đa (MVV). Nhóm tiêu chí tiếp theo (Ghi điện cơ của cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành, test đi bộ 6 phút và thước đo kết quả đánh giá thay đổi – GRC). Các mốc thời gian tiến hành đo lường: lúc ban đầu, sau bốn tuần và sau ba tháng theo dõi.
Kết quả: Các đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu và chỉ số lâm sàng cho thấy sự phân bố đồng nhất giữa các nhóm (p > 0,05). Đối với các bài tập thở: Nhóm PBE-G cho thấy những thay đổi đáng kể hơn về cường độ đau, chức năng phổi, hoạt động của cơ hô hấp, khả năng tập luyện và thang đo đánh giá mức độ thay đổi (GRC) so với Nhóm CBE-G (p ≤ 0,05) sau 04 tuần và sau 03 tháng.
Kết luận: Cả hai nhóm nghiên cứu đều cho thấy sự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ giữa các nhóm. Việc duy trì các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm các bài tập thở Yoga Pranayama để tập vận động lồng ngực đã có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi hạn chế của bệnh nhân sau bỏng chu vi lồng ngực.

Vai trò của bài tập thở yoga pranayama đối với chức năng phổi, hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng chịu đựng khi tập luyện trên người bệnh bỏng chu vi lồng ngực

Leave a Comment